KHÁNH-ANH SA MÔM, CHÙA PHƯỚC-HẬU, LÀNG BÌNH-NINH,

TÒNG BÌNH-LỄ, TRÀ-ÔN CẦN-THƠ NAM-VIỆT, DỊCH RA CHỮ VIỆT.


NGÀY RẰM THÁNG 5, NĂM 1952 NHÂM-THÌN, PHẬT LỊCH 2515



HOA NGHIÊM NGUYÊN NHÂN LUẬN


LUẬN CHỦ TÔNG-MẬT SA MÔN, CHÙA QUÊ PHONG,

XUẤT THÂN ĐỜI ĐƯỜNG, BÊN TÀU.


THIÊN THỨ HAI

 

HA XÍCH THIÊN THIỂN

(QUỞ TRÁCH KẺ HỌC PHẬT MÀ CHẤP MÊ LỆCH-CẠN)

 

PHẬT-GIÁO TỰ THIỂN CHÍ THÂM, LƯỢC HỮU NGŨ ĐẲNG : NHỨT NHÂN THIÊN GIÁO, NHỊ TIỂU THỪA GIÁO, TAM ĐẠI THỪA “PHÁP- TƯỚNG” GIÁO, ĐẠI THỪA “PHÁ- TƯỚNG” GIÁO,

(THƯỢNG TỨ TẠI THỬ THIÊN TRUNG)

NGŨ NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH GIÁO,

(TẠI ĐỆ TAM THIÊN TRUNG)

 

ĐỐI VỚI GIÁO LÝ TỪ CẠN ĐẾN SÂU CỦA PHẬT-GIÁO, SƠ LƯỢC CÓ 5 THỪA :

1) NHÂN-THIÊN GIÁO

2) TIỂU-THỪA GIÁO

3) ĐẠI THỪA “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO

4) ĐẠI THỪA “PHÁ-TƯỚNG” GIÁO

( 4 GIÁO TRÊN Ở TRONG “THIÊN THỨ HAI” NẦY)

5) NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH GIÁO

( Ở TRONG “THIÊN THỨ BA” )

 

NHÂN-THIÊN GIÁO

GIÁO-PHÁP DẠY ĐẠO LÀM “NGƯỜI”, LÀM “TRỜI”


PHẬT VỊ SƠ-TÂM-NHÂN, THẢ THUYẾT TAM THẾ NGHIỆP-BÁO, THIỆN-ÁC NHƠN QUẢ.

VÌ NHỮNG NGƯỜI MỚI-PHÁP-TÂM, PHẬT CHỈ NÓI CÁC PHƯƠNG-PHÁP : “NGHIỆP-BÁO 3 ĐỜI VÀ THIỆN-ÁC NHƠN-QUẢ”.

 

VỊ TẠO THƯỢNG PHẨM THẬP ÁC, TỬ ĐỌA ĐỊA-NGỤC, TRUNG PHẨM NGẠ-QUỶ, HẠ PHẨM SÚC-SANH.

NGHĨA LÀ LÀM 10 ĐIỀU ÁC : BẰNG BẬC “THƯỢNG” CHẾT ĐỌA ĐỊA-NGỤC; BẰNG BẬC “TRUNG” CHẾT ĐỌA NGẠ-QUỶ; BẰNG BẬC “HẠ” CHẾT ĐỌA SÚC-SANH.


CỐ PHẬT THẢ LOẠI THẾ NGŨ THƯỜNG CHI GIÁO.

CHO NÊN, ĐỨC PHẬT LẠI THUẬN THEO GIÁO-PHÁP TRÊN  THẾ GIAN, CŨNG NHƯ “NGŨ-THƯỜNG” CHẲNG HẠN, ĐỂ CHÚNG-SINH TRONG CÕI TA-BÀ DỄ THÂM NHẬP LỜI PHẬT DẠY. 

 

LINH TRÌ NGŨ-GIỚI,

KHIẾN GIỮ 5 ĐIỀU RĂN,

 

ĐẮC MIỄN TAM-ĐỒ, SANH NHÂN ĐẠO TRUNG.

ĐẶNG KHỎI 3 ĐƯỜNG-DỮ, ĐƯỢC SANH LÀM NGƯỜI.


TU THƯỢNG PHẨM THẬP THIỆN, CẬP THÍ GIỚI ĐẲNG, SANH LỤC DỤC THIÊN; TU TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH, SANH SẮC GIỚI VÔ SẮC GIỚI THIÊN.

TU PHÁP “THẬP THIỆN” BẰNG BẬC THƯỢNG VÀ BỐ-THÍ TRÌ-GIỚI…ĐƯỢC SANH Ở 6 CÕI TRỜI DỤC; TU 4 THIỀN 8 ĐỊNH ĐƯỢC SANH Ở CÁC CÕI TRỜI SẮC, VÔ-SẮC.


CỐ DANH NHÂN-THIÊN GIÁO DÃ.

NÊN GỌI LÀ “NHÂN-THIÊN GIÁO” VẬY.


CỨ THỬ GIÁO TRUNG, NGHIỆP VI THÂN BỔN.

CĂN CỨ NGAY NƠI GIÁO-PHÁP ĐỂ DẠY NGƯỜI-TRỜI ĐÂY, THÌ THẤY “CÁI-NGHIỆP” NÓ LÀM GỐC CHO THÂN NGƯỜI, THÂN TRỜI.


KIM CẬT CHI VIẾT, KÝ DO TẠO NGHIỆP THỌ NGŨ ĐẠO THÂN, VỊ THẨM THÙY NHÂN TẠO NGHIỆP, THÙY NHÂN THỌ BÁO ?

NAY GẠN HỎI RẰNG : “ĐÃ DO TẠO NGHIỆP, RỒI CHỊU CÁI THÂN Ở 5 NGẢ ; CHƯA BIẾT NGƯỜI  NÀO TẠO NGHIỆP, AI CHỊU QUẢ BÁO ?”


NHƯỢC THỬ NHÃN NHĨ THỦ TÚC NĂNG TẠO NGHIỆP GIẢ, SƠ TỬ CHI NHÂN, NHÃN NHĨ THỦ TÚC UYỂN NHIÊN, HÀ BẤT KIẾN VĂN TẠO TÁC ?

NẾU MẮT, TAI, TAY, CHÂN ẤY LÀ THỨ HAY TẠO ĐƯỢC NGHIỆP; THÌ NGƯỜI MỚI CHẾT, MẮT TAI TAY CHÂN VẪN CÒN SỜ SỜ ĐÓ,  SAO MẮT CHẲNG THẤY, TAI CHẲNG NGHE, TAY CHÂN CHẲNG TẠO TÁC GÌ CẢ ?


NHƯỢC NGÔN TÂM TÁC, HÀ GIẢ THỊ TÂM ?

NẾU BẢO RẰNG DO “TÂM” TẠO NGHIỆP, THÌ “TÂM” LÀ CÁI RA SAO ?


NHƯỢC NGÔN NHỤC-TÂM, NHỤC-TÂM HỮU CHẤT, HỆ Ư THÂN NỘI, NHƯ HÀ TỐC NHẬP NHÃN NHĨ, BIỆN NGOẠI THỊ PHI, THI PHI BẤT TRI, NHÂN HÀ THỦ XẢ ?

NẾU NÓI “TÂM” LÀ TRÁI-TIM, THÌ TRÁI-TIM LÀ MỘT VẬT-THỂ CÓ HÌNH DẠNG, Ở TRONG “THÂN” THUỘC VỀ SẮC-PHÁP, THÌ  BẰNG CÁCH NÀO LẠI VÀO MẮT TAI MAU CHÓNG ĐỂ HIỂU RÀNH  SỰ VIỆC PHẢI, TRÁI BÊN NGOÀI ? SỰ PHẢI TRÁI THIỆN ÁC CHẲNG HIỂU, THÌ DO ĐÂU LẠI BIẾT ĐIỀU THIỆN NÊN LÀM, ĐIỀU ÁC NÊN BỎ ?


THẢ TÂM DỮ NHÃN NHĨ THỦ TÚC CÂU VI CHẤT NGẠI, KHỞI ĐẮC NỘI NGOẠI TƯƠNG THÔNG, VẬN ĐỘNG ỨNG TIẾP, ĐỒNG TẠO NGHIỆP DUYÊN ?

VẢ LẠI, QUẢ “TIM” VỚI MẮT, TAI, TAY, CHÂN ĐỀU LÀ VẬT-THỂ CỨNG CHẮC, NGĂN NGẠI VỚI NHAU, THÌ KHÔNG THỂ SUỐT THÔNG TRONG NGOÀI, ĐỂ CÙNG NHAU VẬN-ĐỘNG TẠO NGHIỆP Ư ?


NHƯỢC NGÔN, ĐÃN THỊ HỶ NỘ ÁI Ố, PHÁT ĐỘNG THÂN KHẨU, LINH TẠO NGHIỆP GIẢ, HỶ NỘ ĐẲNG TÌNH, SẠ KHỞI SẠ DIỆT, TỰ VÔ KỲ THỂ, TƯƠNG HÀ VI CHỦ, NHI TÁC NGHIỆP DA ?

NẾU NÓI : “CÁC ĐIỀU MỪNG, GIẬN, YÊU, GHÉT NÓ PHÁT KHỞI NƠI THÂN VÀ MIỆNG, RỒI KHIẾN CHO THÂN-MIỆNG TẠO-NGHIỆP ĐÓ; THẾ THÌ CÁC THỨ TÌNH CẢM  VUI, BUỒN, THƯƠNG, GHÉT ẤY, LÚC CÓ KHI KHÔNG, NÊN CHẲNG CÓ THẬT THỂ GÌ CẢ, THÌ LẤY CHI LÀM CHỦ, ĐỂ TẠO TÁC RA NGHIỆP ĐƯỢC Ư ?

 

THIẾT NGÔN, BẤT ƯNG NHƯ THỬ BIỆT BIỆT SUY TẦM, ĐÔ THỊ NGÃ THÂN TÂM NĂNG TẠO NGHIỆP GIẢ. THỬ THÂN DĨ TỬ, THÌ THỌ KHỔ LẠC CHI BÁO ?

LẠI NÓI RẰNG : “ CHẲNG NÊN RIÊNG BIỆT GIỮA THÂN VÀ TÂM SUY TÌM NHƯ THẾ, MÀ LÀ THÂN HIỆP VỚI TÂM NÊN TẠO NGHIỆP ĐƯỢC” ĐÓ, VẬY XIN HỎI KHI THÂN ẤY ĐÃ CHẾT RỒI, THÌ AI CHỊU NGHIỆP BÁO KHỔ  HAY VUI ?


NHƯỢC NGÔN TỬ HẬU CÁNH HỮU THÂN GIẢ, KHỞI HỮU KIM NHỰT THÂN TÂM TẠO TỘI TU PHƯỚC, LINH THA HẬU THẾ THÂN TÂM THỌ KHỔ THỌ LẠC ?

NẾU BẢO RẰNG : “ SAU KHI CHẾT RỒI, LẠI CÒN CÁI THÂN KHÁC NỮA; CÓ LẼ NÀO THÂN-TÂM Ở ĐỜI NẦY TẠO TỘI HAY TU PHƯỚC, LẠI KHIẾN CHO CÁI THÂN-TÂM KHÁC Ở ĐỜI SAU PHẢI CHỊU KHỔ HAY VUI ?


CỨ THỬ, TẮC TU PHƯỚC GIẢ KHUẤT THẬM, TẠO NGHIỆP GIẢ HẠNH THÂM, NHƯ HÀ “THẦN-LÝ” NHƯ THỬ VÔ ĐẠO ?

CỨ THEO LẼ TRÊN ĐÓ, THÌ NGƯỜI TU PHƯỚC BỊ OAN ỨC LẮM ! KẺ TẠO ÁC NGHIỆP LẠI ĐƯỢC HƯỞNG PHƯỚC LÀNH !   VẬY THÌ “LẼ CHÍ CÔNG” SAO CÒN LÀM CHUYỆN OAN ỨC, LỘN XỘN VÔ-ĐẠO NHƯ THẾ Ư ?


CỐ TRI ĐÃN TẬP THỬ GIÁO GIẢ, TUY TÍN NGHIỆP DUYÊN, BẤT ĐẠT THÂN BỔN.

NÊN BIẾT RẰNG NGƯỜI CHỈ HỌC “ĐẠO LÀM NGƯỜI, LÀM TRỜI” ĐÂY,  TUY TÍN NGHIỆP-BÁO 3 ĐỜI, NHÂN DUYÊN THIỆN-ÁC NHƠN-QUẢ, CHỨ CHƯA BIẾT ĐƯỢC NGUỒN GỐC CỦA CÁI THÂN NẦY.



TIỂU-THỪA GIÁO


GIÁO-PHÁP DẠY ĐẠO LÀM “THANH-VĂN”, “DUYÊN-GIÁC”

 

THUYẾT HÌNH HÀI CHI SẮC, TƯ LỰ CHI TÂM, TÒNG VÔ THỈ LAI, NHÂN DUYÊN LỰC CỐ, NIỆM NIỆM SANH DIỆT, TƯƠNG TỤC VÔ CÙNG. NHƯ THỦY QUYÊN QUYÊN, NHƯ ĐĂNG DIỆM DIỆM.

NÓI RẰNG : “ CÁI SẮC-THÂN BẰNG HÌNH-HÀI, CÁI TÂM-THỂ BẰNG SUY-NGHĨ PHÂN-BIỆT, TỪ VÔ-THỈ ĐẾN NAY ĐỀU CÓ, LÀ DO NHÂN DUYÊN SANH, BỞI VÌ MỖI NIỆM SANH DIỆT, NỐI NHAU KHÔNG CÙNG. TỶ NHƯ NƯỚC CHẢY LIÊN TỤC  TẠO THÀNH “DÒNG NƯỚC”, ĐÈN CHÁY LIÊN TỤC TẠO THÀNH “NGỌN LỬA”.


THÂN TÂM GIẢ HIỆP, TỰ NHỨT TỰ THƯỜNG.

THÂN VÀ TÂM GIẢ HỢP LẠI CHẲNG RỜI NHAU , NÊN NÓI RẰNG : “HÌNH NHƯ LÀ MỘT”. THÂN VÀ TÂM GIẢ HỢP LẠI NIỆM NIỆM SANH DIỆT TƯƠNG TỤC NHAU MÃI, NÊN GỌI LÀ : “DƯỜNG NHƯ LÀ THƯỜNG”.


PHÀM PHU BẤT GIÁC, CHẤP CHI VI NGÃ, BỬU THỬ NGÃ CỐ, TỨC KHỞI THAM, SÂN, SI ĐẲNG TAM ĐỘC.

KẺ KHÔNG TỈNH BIẾT, LẠI CHẤP THÂN-TÂM NẦY LÀ CỦA “TA”,  TÔN TRỌNG QUÝ BÁU,  LIỀN SANH RA “ PHIỀN –NÃO ” THAM, SÂN, SI  3 ĐỘC, LÀM CHƯỚNG NGẠI CHO “PHÁP-THÂN HUỆ-MẠNG” CỦA TA.


TAM ĐỘC KÍCH Ý, PHÁT ĐỘNG THÂN KHẨU, TẠO NHỨT  THIẾT NGHIỆP.

BA ĐỘC THAM, SÂN, SI LÀM NHÂN CHO Ý-NGHĨ, RỒI THÂN MIỆNG LÀM THEO, TẠO TÁC NÊN TẤT CẢ NGHIỆP.


NGHIỆP THÀNH NAN ĐÀO, CỐ THỤ NGŨ ĐẠO KHỔ LẠC ĐẲNG THÂN, TAM GIỚI THẮNG LIỆT ĐẲNG XỨ.

NGHIỆP ĐÃ THÀNH, KHÓ TRỐN QUẢ-BÁO, NÊN CHỊU KHỔ VUI TRONG 5 ĐƯỜNG :  “ TRỜI, NGƯỜI, SÚC SINH, NGẠ QUỶ, ĐỊA NGỤC.” TUY NGHIỆP “CHUNG” Ở CÙNG MỘT CÕI TRONG TAM GIỚI, MÀ TÙY THEO NGHIỆP “RIÊNG” CÓ HƠN HAY KÉM KHÁC NHAU.

 

NGŨ ĐẠO  :   “TRỜI, NGƯỜI, SÚC SINH, NGẠ QUỶ, ĐỊA NGỤC.”

Trong đây không kể  THẦN “A TU LA” và “TIÊN”, vì hai đạo này nhiếp vào các nẻo kia. Như A-tu-la thì có thiên A-tu-la, nhơn A-tu-la, quỉ A- tu-la, súc A–tu-la. Tiên thì có thiên tiên, quỉ tiên cho đến súc tiên, chẳng hạn như hồ tiên cho đến long tiên ...



Ư SỞ THỌ THÂN, HUỜN CHẤP VI NGÃ, HOÀN KHỞI THAM  SÂN SI, TẠO NGHIỆP THỤ BÁO.

VỚI CÁI THÂN ĐÃ CHỊU QUẢ-BÁO, LẠI CHẤP LÀ “TA”, NÊN TRỞ LẠI KHỞI NIỆM THAM SÂN SI , RỒI TẠO NGHIỆP THỤ BÁO NỮA !


THÂN TẮC SANH LÃO BỊNH TỬ, TỬ NHI PHỤC SANH; GIỚI TẮC THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG, KHÔNG NHI PHỤC THÀNH.

SẮC-THÂN THÌ CÓ : “SANH, GIÀ, BỊNH, CHẾT”, CHẾT RỒI LẠI SANH CỨ NỐI NHAU LIÊN TỤC KHÔNG DỨT; THẾ-GIỚI THÌ CÓ : “THÀNH, TRỤ, HOẠI,  KHÔNG”, KHÔNG RỒI TRỞ LẠI THÀNH CŨNG TƯƠNG TỤC KHÔNG DỪNG NHƯ SẮC-THÂN VẬY.

 

KIẾP KIẾP SANH SANH, LUÂN HỒI BẤT TUYỆT, VÔ THỈ VÔ CHUNG, NHƯ CẤP TỈNH LUÂN.

KIẾP NẦY KIẾP KHÁC, ĐỜI NỌ ĐỜI KIA, LUÂN HỒI XOAY VẦN CHẲNG DỨT; KHÔNG CÓ KHỞI ĐẦU CŨNG KHÔNG CÓ KẾT THÚC, CŨNG NHƯ BÁNH XE TRÒN QUAY LÊN QUAY XUỐNG MÚC NƯỚC GIẾNG HẰNG NGÀY VẬY .


ĐÔ DO BẤT LIỂU THỬ THÂN, BỔN BẤT THỊ NGÃ; BẤT THỊ NGÃ GIẢ, VỊ THỬ THÂN BỔN NHÂN SẮC-TÂM HÒA HỢP VI TƯỚNG.

ĐỀU BỞI CHẲNG RÕ THÂN NẦY VỐN CHẲNG PHẢI “TA”; CHẲNG PHẢI TA ẤY, NGHĨA LÀ THÂN-NẦY GỐC BỞI “SẮC-PHÁP”  “TÂM-PHÁP” HIỆP LẠI NHAU ĐỂ LÀM CÁI TƯỚNG-GIẢ.


KIM SUY TẦM PHÂN TÍCH, SẮC HỮU ĐỊA THỦY HỎA PHONG CHI TỨ ĐẠI, TÂM HỮU THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC CHI TỨ UẨN; NHƯỢC GIAI THỊ NGÃ, TẮC THÀNH BÁT NGÃ.

BÂY GIỜ ĐÂY , XÉT TÌM PHÂN TÍCH RA, THÌ “SẮC-UẨN” THUỘC VỀ THÂN DO 4 CHẤT ĐẠI LÀ: “ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA” CÙNG KHẮP HIỆP LẠI THÀNH THÂN ; CÒN “TÂM-UẨN” THÌ CÓ 4 TÁNH- NĂNG LÀ : “THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC” CÙNG KHẮP THUỘC VỀ TÂM; NẾU ĐỀU LÀ TA, THÌ THÀNH 8 CÁI “TA”.

 

“ĐẤT” LÀ CHẤT-ĐẶT LÀ TA ?

“NƯỚC” LÀ  CHẤT-LỎNG LÀ TA ?

“GIÓ” LÀ  CHẤT-HƠI LÀ TA ?

“LỬA” LÀ  CHẤT-ẤM LÀ TA ?

“THỌ”  LÀ HAY CHỊU-ĐỰNG SỰ TỐT HAY XẤU LÀ TA ?

“TƯỞNG” LÀ TƯỞNG-TƯỢNG , NHỚ-NGHĨ  LÀ TA ?

“HÀNH” LÀ MỖI NIỆM DỜI-ĐỔI KHÔNG DỨT LÀ TA ?

“THỨC” LÀ NHẬN BIẾT PHÂN-BIỆT LÀ TA ?

 

NẾU THẬT LÀ “TA”, THÌ NGƯỜI TU HÀNH SẼ THÀNH 8 VỊ PHẬT ?


HUỐNG ĐỊA ĐẠI TRUNG, PHỤC HỮU CHÚNG ĐA, VỊ TAM BÁCH LỤC THẬP ĐOẠN CỐT, NHỨT NHỨT CÁC BIỆT BÌ MAO CÂN NHỤC CAN TÂM, TỲ THẬN, CÁC BẤT TƯƠNG THỊ.

HUỐNG NỮA ĐẤT  Ở TRONG THÂN, CÒN CÓ RẤT NHIỀU : NHƯ 3 TRĂM 60 KHÚC XƯƠNG MỖI MỖI ĐỀU KHÁC ;  DA, LÔNG, GÂN, THỊT, GAN, TIM, “TỲ” LÀ LÁ-LÁCH,THẬN, MỖI VẬT CŨNG KHÁC, CHẲNG PHẢI CÙNG NHAU.


CHƯ TÂM-SỞ  ĐẲNG DIỆC CÁC BẤT ĐỒNG, KIẾN BẤT THỊ VĂN, HỶ BẤT THỊ NỘ, TRIỂN CHUYỂN NÃI CHÍ BÁT VẠN TRẦN LAO.

TẤT CẢ CÁC TÂM-SỞ, ĐỀU CHẲNG ĐỒNG : THẤY CHẲNG PHẢI NGHE, MỪNG CHẲNG PHẢI GIẬN, LẦN LƯỢT CHO ĐẾN 84 NGÀN TRẦN-LAO PHIỀN-NÃ0 CŨNG NHƯ VẬY.


KÝ HỮU THỬ CHÚNG ĐA CHI VẬT, BẤT TRI ĐỊNH THỦ HÀ GIẢ VI NGÃ ?

ĐÃ CÓ RẤT NHIỀU MÓN NHƯ VẬY, CHẲNG BIẾT PHẢI LẤY CÁI NÀO LÀM “TA” ?


NHƯỢC GIAI THỊ NGÃ, NGÃ TỨC BÁCH THIÊN, NHỨT THÂN CHI TRUNG ĐA CHỦ PHÂN LOẠI !

NẾU MỖI THỨ ĐỀU LÀ “TA”, TỨC NHIÊN NHIỀU ĐẾN HÀNG TRĂM, HÀNG NGÀN CÁI  “TA” LẬN, THÌ TRONG 1 CÁI THÂN LẠI CÓ NHIỀU “CHỦ-THỂ” LÀM “TA”, THÀNH RA RỐI LOẠN KHÔNG BIẾT CÁI “NGÔ NÀO MỚI THẬT SỰ LÀ “TA” ĐÂY ? !


LY THỬ CHI NGOẠI, PHỤC VÔ BIỆT PHÁP.

LÌA RA NGOÀI 5 UẨN, THÌ KHÔNG CÒN CÓ PHÁP GÌ NỮA.


PHIÊN PHÚC SUY NGÃ, GIAI BẤT KHẢ ĐẮC, TIỆN NGỘ THỬ THÂN ĐÃN THỊ CHÚNG DUYÊN, TỰ HÒA HỢP TƯỚNG, NGUYÊN VÔ NGÃ NHÂN, VI THÙY THAM SÂN, VI THÙY SÁT ĐẠO, THÍ, GIỚI (TRI KHỔ ĐẾ DÃ); TOẠI BẤT TRỆ TÂM Ư TAM GIỚI HỮU LẬU THIỆN ÁC (ĐOẠN TẬP ĐẾ DÃ); ĐÃN TU VÔ NGÃ QUÁN TRÍ (ĐẠO-ĐẾ), DĨ ĐOẠN THAM ĐẲNG, CHỈ TỨC CHƯ NGHIỆP, CHỨNG ĐẮC NGÃ KHÔNG CHÂN NHƯ (DIỆT-ĐẾ).

SUY ĐI NGHĨ LẠI ĐỂ TÌM XÉT CÁI “TA” ĐỀU CHẲNG THỂ ĐƯỢC, LIỀN HIỂU CÁI THÂN ĐÂY CHỈ DO CÁC DUYÊN, NHƯ CÁI TƯỚNG 5 UẨN HÒA-HỢP, BỔN-NGUYÊN KHÔNG CÓ  “TA”,  KHÔNG CÓ “NGƯỜI”, THÌ AI THAM-SÂN ?, AI SÁT-ĐẠO ? AI BỐ-THÍ TRÌ-GIỚI CHO ĐẾN AI BIẾT KHỔ-ĐẾ ?; SUY CHO CÙNG TẬN THÌ “KHỔ-ĐẾ”  LÀ DO “TẬP-ĐẾ” LÀM NGUYÊN-NHÂN TẠO TÁC HOẶC “THIỆN” HAY “ÁC”  VỐN CŨNG KHÔNG CÓ THẬT-THỂ;  THÀNH THỬ “TÂM” KHÔNG CÒN  ƯA THÍCH  Ở NƠI  3 CÕI THIỆN ÁC HỮU-LẬU; CHỈ  MUỐN  TU CÁI TRÍ “ĐẠO-ĐẾ”  QUÁN XÉT CÁI “TA” VÔ-NGÃ, ĐỂ DỨT CÁC ĐIỀU : THAM, SÂN, SI, THÔI HẲN CÁC SỰ TẠO NGHIỆP, CHỨNG ĐẶNG “DIỆT-ĐẾ” LÝ CHÂN NHƯ KHÔNG NGÃ.

 

NÃI CHÍ ĐẮC A-LA-HÁN QỦA, KHÔI THÂN DIỆT TRÍ, PHƯƠNG ĐOẠN CHƯ KHỔ.

CHO ĐẾN ĐẮC QỦA A-LA-HÁN, CÁI THÂN VÀ TRÍ ĐỀU DIỆT, VÀO CẢNH GIỚI VÔ-VI, ĐỂ HƯỞNG QỦA VUI TỊCH-DIỆT NIẾT-BÀN, MỚI ĐOẠN HẾT CÁC KHỔ TRONG 3 CÕI THIỆN ÁC HỮU-LẬU.

 

CỨ THỬ TÔNG TRUNG, DĨ SẮC TÂM NHỊ PHÁP, CẬP THAM SÂN SI VI CĂN-THÂN KHÍ-GIỚI CHI BỔN DÃ.

NGƯỜI TU THEO PHÁP TỨ-ĐẾ : BIẾT KHỔ-ĐẾ THÌ PHẢI DỨT TẬP-ĐẾ, ƯA MẾN QỦA VUI “TỊCH-DIỆT NIẾT-BÀN” CỦA DIỆT-ĐẾ THÌ PHẢI HÀNH ĐẠO-ĐẾ, ĐỀU LẤY 2 PHÁP SẮC-TÂM  THAM-SÂN-SI ĐỂ LÀM GỐC CHO CẢ TRONG CĂN-THÂN LẪN NGOÀI KHÍ-GIỚI.


QUÁ-KHỨ VỊ-LAI, CÁNH VÔ BIỆT PHÁP VI BỔN.

VỚI ĐỜI QUÁ-KHỨ ĐÃ QUA, ĐỜI VỊ-LAI CHƯA ĐẾN, CŨNG KHÔNG CÓ PHÁP GÌ KHÁC NGOÀI  2 PHÁP  SẮC-TÂM  THAM-SÂN-SI ĐỂ LÀM CĂN BỔN.


KIM  CẬT CHI VIẾT, PHÙ KINH SANH LỤY THẾ, VI THÂN BỔN GIẢ, TỰ THỂ TU VÔ GIÁN ĐOẠN.

NAY GẠN HỎI RẰNG : “XÉT VỀ CÁI MÀ LÀM CĂN-BẢN CHO THÂN-TÂM TỪ ĐỜI NẦY TRẢI QUA NHIỀU KIẾP KHÁC, TẤT NHIÊN TỰ-THỂ CỦA NÓ CẦN PHẢI KHÔNG HỀ GIÁN-ĐOẠN MỚI ĐƯỢC CHỚ !”.


KIM NGŨ THỨC KHUYẾT DUYÊN BẤT KHỞI (CĂN CẢNH ĐẲNG VI DUYÊN), Ý-THỨC HỮU THỜI BẤT HÀNH. (MUỘN TUYỆT, THỤY MIÊN, DIỆT TẬN ĐỊNH, VÔ TƯỞNG ĐỊNH, VÔ TƯỞNG THIÊN)

 NAY THIẾU “CĂN” VÀ “CẢNH” LÀM DUYÊN THÌ 5 THỨC TRƯỚC “MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI ,THÂN” CHẲNG KHỞI "CÁI BIẾT" LIÊN-TỤC  ĐƯỢC; CÓ KHI BẤT-TỈNH, NGỦ-MÊ, , NHẬP DIỆT-TẬN ĐỊNH,  NHẬP VÔ-TƯỞNG ĐỊNH,  LÀM TRỜI VÔ-TƯỞNG, "Ý-THỨC" BỊ GIÁN-ĐOẠN CHẲNG HIỆN HÀNH ĐƯỢC.


VÔ SẮC GIỚI THIÊN, VÔ THỬ TỨ ĐẠI, NHƯ HÀ TRÌ ĐẮC THỬ THÂN, THẾ THẾ BẤT TUYỆT ?

CÁC VỊ TRỜI Ở CÕI VÔ-SẮC, CHẲNG CÓ CÁI THÂN BẰNG TỨ-ĐẠI “ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA”, THÌ PHẢI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ  DUY TRÌ ĐẶNG CÁI THÂN CHO MỖI ĐỜI CHẲNG DỨT ĐOẠN HẲN Ư ?


THỊ TRI CHUYÊN THỬ GIÁO GIẢ, DIỆC VỊ NGUYÊN NHÂN.

THẾ BIẾT RẰNG :  CHỈ HỌC TIỂU-THỪA GIÁO “THANH-VĂN”, “DUYÊN-GIÁC” CŨNG  CHƯA XÉT  TẬN  NGUỒN-GỐC NGUYÊN-NHÂN CÓ  ĐƯỢC CÁI THÂN CỦA LOÀI NGƯỜI !



ĐẠI THỪA “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO


TU ĐỦ HAI PHẦN “TỰ LỢI, LỢI THA”, CHỨNG ĐẶNG HAI LẼ “NHÂN KHÔNG, PHÁP KHÔNG”, NÊN NÓI LÀ ĐẠI THỪA, LẠI NÓI RỘNG ĐỦ CÁC PHÁP-TƯỚNG, NÊN KÊU LÀ  “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO.


THUYẾT NHỨT THIẾT HỮU TÌNH, VÔ THỈ DĨ LAI, PHÁP NHĨ HỮU BÁT CHỦNG THỨC.

NÓI RẰNG : “TẤT CẢ CHÚNG-HỮU-TÌNH, TỪ XƯA TỚI NAY, 8 CHỦNG THỨC VẪN CÓ NHƯ VẬY”.


Ư TRUNG, ĐỆ BÁT A-LẠI-DA THỨC, THỊ KỲ CĂN BỔN, ĐỐN BIẾN CĂN-THÂN, KHÍ-GIỚI, CHỦNG-TỬ, CHUYỂN SANH THẤT THỨC, GIAI NĂNG BIẾN HIỆN TỰ PHẦN SỞ DUYÊN, ĐÔ VÔ THẬT PHÁP.

TRONG  8 THỨC, THỨC A-LẠI-DA THỨ 8 LÀM CĂN BỔN, ĐỂ BIẾN HIỆN RA CĂN-THÂN, KHÍ-GIỚI VÀ CHỦNG-TỬ; LẠI CÒN CHUYỂN SANH RA 7 THỨC  TRƯỚC KIA  “MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI ,THÂN, Ý VÀ MẠT-NA ”; ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG BIẾN HIỆN RA “TỰ-CHỨNG PHẦN” LÀ THỂ CỦA 8 THỨC, ĐỂ LÀM CẢNH SỞ-DUYÊN CHO “KIẾN PHẦN” LÀ PHẦN NHẬN BIẾT VÀ “TƯỚNG PHẦN” LÀ CẢNH BỊ NHẬN BIẾT. CHO NÊN, NGOÀI THỨC-THỂ RA, TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG CÓ PHÁP GÌ THẬT CÓ NỮA.


NHƯ HÀ BIẾN DA ? VỊ NGÃ PHÁP PHÂN BIỆT, HUÂN TẬP LỰC CỐ, CHƯ THỨC SANH THỜI, BIẾN TỰA NGÃ PHÁP, ĐỆ LỤC THẤT THỨC VÔ MINH PHÚ CỐ, DUYÊN THỬ CHẤP VI THẬT NGÃ THẬT PHÁP. NHƯ HOẠN MỘNG GIẢ, HOẠN MỘNG LỰC CỐ. TÂM TỰA CHỦNG CHỦNG NGOẠI CẢNH TƯỚNG HIỆN. MỘNG THỜI CHẤP VI THẬT HỮU NGOẠI VẬT, NGỘ LAI PHƯƠNG TRI DUY MỘNG SỞ BIẾN.

 

HOẠN ( TRỌNG BỊNH TÂM HÔN KIẾN DỊ SẮC NHÂN VẬT )

HOẠN LÀ BỊ BỊNH NẶNG, TÂM HÔN MÊ, MẮT THẤY CẢNH SẮC NGƯỜI VẬT LẠ LÙNG.


MỘNG ( MỘNG TƯỞNG SỞ KIẾN )

MỘNG LÀ CHIÊM-BAO, NẰM NGỦ MƠ THẤY CẢNH NẦY, NGƯỜI NỌ.

 

THỨC BIẾN NHƯ THẾ NÀO ? – NÓI RẰNG : VÌ CHẤP NGÃ VÀ PHÁP, NÊN MỖI ĐỀU PHÂN BIỆT, THÀNH RA SỨC HUÂN-TẬP; KHI MÀ CÁC THỨC SANH, THÌ BIẾN HIỆN RA IN TUỒNG NHƯ CÓ NGÃ CÓ PHÁP, THẾ MÀ Ý-THỨC VÀ MẠT-NA-THỨC THỨ 6, 7 BỊ VÔ-MINH CHE TỐI, NHÂN ĐÓ MỚI CHẤP LÀM THẬT NGÃ VÀ PHÁP. TỶ NHƯ KẺ HOẠN, NGƯỜI MỘNG ĐÓ, LÀ VÌ BỞI SỨC BỊNH VÀ MƠ, NÊN TÂM NÓ THẤY HÌNH NHƯ CÓ MỖI MỖI CẢNH-TƯỚNG BÊN NGOÀI HIỆN RA, KHI NẰM NGỦ MƠ CHẤP LÀ THẬT CÓ VẬT BÊN NGOÀI, LÚC TỈNH THỨC MỚI BIẾT CHỈ LÀ CẢNH CHIÊM-BAO BIẾN HIỆN RA.

 

NGÃ THÂN DIỆC NHĨ, DUY THỨC SỞ BIẾN, MÊ CỐ CHẤP HỮU NGÃ CẬP NHƯ CẢNH, DO THỬ KHỞI HOẶC TẠO NGHIỆP SANH TỬ VÔ CÙNG !

CÁI THÂN CỦA CHÚNG-TA CŨNG NHƯ VẬY, NÓ LÀ CÁI CẢNH “SỞ-BIẾN” CỦA DUY THỨC, THẾ MÀ BỊ MÊ NÊN CHẤP LÀM CÓ “TA” LÀ  CHỦ-THỂ NƠI “THÂN” CÙNG CÁC SỰ VẬT NƠI “CẢNH”, LÀ DO KHỞI MÊ-LẦM TẠO TÁC NGHIỆP CHƯỚNG, THÀNH THỬ BỊ LUÂN-HỒI TRONG SANH TỬ ĐẾN VÔ CÙNG VÔ TẬN !


NGỘ GIẢI THỬ LÝ, PHƯƠNG TRI NGÃ THÂN, DUY-THỨC SỞ BIẾN, THỨC VI THÂN BỔN. (BẤT LIỂU CHI NGHĨA NHƯ HẬU SỞ PHÁ )

NGƯỜI HỌC PHẬT TỎ HIỂU LÝ ẤY, MỚI BIẾT “THÂN-TA” LÀ SỞ-BIẾN CỦA DUY-THỨC, THÌ NGUỒN-GỐC CÓ THÂN  LÀ DO “THỨC-BIẾN”. (VỚI NGHĨA CHƯA HIỂU, SAU NẦY SẼ LẦN LƯỢT PHÁ TRỪ)



ĐẠI-THỪA PHÁ-TƯỚNG GIÁO

 

Phật Pháp chia thành hai hệ: Không tông và Hữu tông. Không tông đề ra thuyết Chân Như Duyên Khởi; Hữu tông đề ra thuyết A-lại-da Duyên Khởi. Dung nhập vào Trung Ðạo, tức Nhứt Chân Pháp Giới thì Không và Hữu chẳng khác, Chân Như tức A-lại-da.

Ðây ý nói câu niệm Phật là huyễn hữu, cũng lại là Chân Không, duyên khởi điểm của nó từ nơi pháp giới. Vậy câu niệm phật là Pháp Giới Duyên Khởi, gồm Chân Như cùng A Lại Da duyên khởi, dung nhiếp cả Hữu lẫn Không.

Bởi thế nên Niệm Phật là chánh nhân của Tịnh nghiệp. Tịnh nghiệp đây gồm bốn Tịnh Ðộ mà tiêu điểm cuối cùng là cõi Thường Tịch Quang. Và Niệm Phật cũng là hạt giống Bồ Ðề đưa đến sự Toàn Giác, gồm giác ngộ mình, giác ngộ chúng sanh, hạnh giác ngộ đầy đủ.

Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.

 

CHO NÊN, DÙ CHO QÚY-VỊ TU THEO PHÁP MÔN NÀO CŨNG ĐỀU ĐƯỢC VIÊN-THÔNG VÔ-NGẠI. TẠI SAO VẬY ? VÌ LÀ TỪ PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI, GỒM CHÂN-NHƯ CÙNG A-LẠI-DA DUYÊN KHỞI, DUNG NHIẾP CẢ HỮU LẪN KHÔNG. 



SỰ- SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI

CỦA HOA NGHIÊM TÔNG

 


Lại nữa, muốn hiểu thấu phần nào cảnh-giới Giáo, Lý, Hạnh, Quả đều dung thông vô-ngại, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu chứng :

1. Lý vô-ngại pháp-giới

2. Sự vô-ngại pháp-giới

3. Lý sự vô-ngại pháp-giới

4. Sự-sự vô-ngại pháp-giới

'Lý' tức là chơn-lý thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh hay pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông vô-ngại, nên gọi là 'Lý vô-ngại pháp-giới'. 


Người chứng được lý vô-ngại này chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.

Tất cả pháp 'Sự' đều đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là đồng lấy pháp-tánh làm tự thể. Toàn-thể 'Sự' là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã viên-dung vô-ngại, thời toàn sự cũng vô-ngại, nên gọi là 'Sự vô-ngại pháp-giới'. 


Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).

Lý là thể-tánh của 'Sự' (tất cả pháp), 'Sự' là hiện-tượng của 'Lý-tánh'. Vậy thời lý-tánh tức là lý-tánh của sự, còn sự lại là sự-tướng của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự, mà tất cả sự là toàn Lý-tánh, nên gọi là 'Lý-sự vô-ngại pháp-giới'


Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc pháp-thân Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí và sai-biệt-trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể-tánh mà thể-tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự vô-ngại tự-tại, nên gọi là 'Sự-sự vô-ngại pháp-giới'. 


Người chứng được Sự-sự pháp-giới này là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu nhứt-thiết chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Ðấng Vô-Thượng-Giác (Phật Thế-Tôn ).

 

Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm KinhHT Thích Trí Tịnh giảng giải )

 

CHO NÊN, DẦU TU PHÁP MÔN NÀO, DẦU LÀM VIỆC THIỆN NHỎ NHƯ VI-TRẦN, CŨNG QUY VỀ NHỨT TÂM, TỨC LÀ NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ. ĐÂY LÀ “SỰ-SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI” CỦA HOA NGHIÊM TÔNG

 

LỤC TƯỚNG là tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại.

Theo sự thấy của phàm phu, trên “Sự tướng” mà nói, sự và tướng mỗi mỗi cách biệt chẳng đủ lục tướng.

Nếu theo sự thấy của bậc Thánh mà nói, thể tánh các pháp, mỗi một sự, một tướng đều đủ lục tướng viên dung. Vì lục tướng viên dung nên các pháp tức là nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi, cũng gọi là Nhất chân pháp giới vô tận của “pháp giới”. Lý viên dung này của vạn pháp do lục tướng mà được chứng tỏ. Lý này căn cứ theo lời văn nguyện thứ tư trong Sơ Địa Thập Đại Nguyện của bổn kinh, và là một đại pháp môn của Tông Hoa Nghiêm do Chí Tướng đại sư kiến lập (Nhị Tổ Tông Hoa Nghiêm).

 

1. Tổng tướng là nhất hàm đa đức như thân người có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, do các căn mà thành một thể.

2. Biệt tướng là nhiều đức dụng mỗi mỗi khác biệt chẳng phải một, như thân thể tuy là một mà nhãn, nhĩ v.v...các căn mỗi mỗi chẳng đồng.

Hai tướng tổng, biệt này là một thân với các căn tương đối của hai nghĩa bình đẳng và sai biệt (nhân quả Ngũ Chu).

3. Đồng tướng là nhiều đức dụng chẳng trái nhau, mỗi mỗi sai biệt đều thành một nghĩa của Tổng tướng, cũng như nhãn, nhĩ v.v...các căn mỗi mỗi đều thành nghĩa thân thể mà chẳng phải vật khác.

4. Dị tướng là nhiều nghĩa tương đối, mỗi loại khác nhau, cũng như tướng mạo của nhãn, nhĩ v.v...các căn đều khác nhau.

Hai tướng đồng dị này là các căn tương đối lẫn nhau mà sáng tỏ được hai nghĩa bình đẳng và sai biệt.

5. Thành tướng là nhiều nghĩa đang duyên khởi mà thành một thể, cũng như các căn duyên khởi mà thành một thân.

6. Hoại tướng là nhiều nghĩa, mỗi mỗi trụ nơi tự tướng mà chẳng thay đổi, cũng như các căn trụ nơi tự tướng mà mỗi mỗi đều hiện ra sự dụng riêng biệt của mình.

Hai tướng thành hoại này y theo hai tướng đồng dị mà sáng tỏ cái quả của hai tướng tổng biệt và hai nghĩa bình đẳng, sai biệt.

Lục tướng này y theo Thể, Tướng, Dụng, phân làm hai nghĩa bình đẳng  và sai biệt. Biểu đồ như sau:


THỂ  của tất cả pháp đều tương đồng, đều là BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, không thể dùng ngôn ngữ lời nói SUY NGHĨ luận bàn mà biết được, chỉ khi chứng được VIÊN THÔNG thì tự nhận biết , thì tự thành tựu tất cả pháp. Còn TƯỚNG  và DỤNG của các pháp thì khác nhau.

 

 

Cho nên, mỗi môn đều có tông chỉ riêng. Các bậc hoằng-dương tùy theo chỗ lập-pháp của mình, bao nhiêu phương tiện thuyết-giáo đều đi về những tông-chỉ ấy.

 

Như bên Thiền lấy: “Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật” làm tông-chỉ.

 

Tịnh Độ môn lấy: “Một đời vãng sanh, được Bất Thối chuyển” làm tông.

 

Bên Hoa Nghiêm lấy: “Lìa thế gian nhập pháp giới” làm tông.

 

Thiên Thai giáo lấy: “Mở, bày, ngộ vào tri kiến Phật” làm tông.

 

Bên Tam Luận lấy: “Lìa hai bên, vào Trung Ðạo” làm tông.

 

Pháp Tướng môn lấy: “Nhiếp muôn pháp về Chân Duy Thức” làm tông.

 

Mật giáo lấy: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông.

 

Và Luật môn lấy: “Nhiếp thân ngữ ý vào Thi La Tánh” làm tông. 

 

NIỆM PHẬT THẬP YẾU

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM


PHÁ TIỀN ĐẠI TIỂU THỪA PHÁP-TƯỚNG CHI CHẤP, MẬT HIỂN HẬU CHÂN TÁNH KHÔNG-TỊCH CHI LÝ.

PHÁ CÁI CHẤP CỬA “TIỂU-THỪA GIÁO, ĐẠI-THỪA PHÁP-TƯỚNG GIÁO” TRƯỚC, ĐỂ  NGẦM HIỂN RÕ LÝ-TÁNH “CHÂN-KHÔNG DIỆU-HỮU” VỀ SAU.


TƯƠNG DỤC PHÁ CHI, TIÊN CẬT CHI VIẾT, SỞ BIẾN CHI CẢNH KÝ VỌNG, NĂNG BIẾN CHI THỨC KHỞI CHÂN ?

SẮP MUỐN PHÁ ĐI, TRƯỚC GẠN HỎI RẰNG : CÁI CẢNH “SỞ-BIẾN” ĐÃ LÀ “VỌNG” RỒI, THÌ CÁI THỨC “NĂNG-BIẾN” HÁ LẠI “CHÂN” Ư ?


NHƯỢC  NGÔN NHỨT HỮU NHỨT VÔ GIẢ, TẮC MỘNG TƯỞNG DỮ SỞ KIẾN VẬT ƯNG DỊ.

NẾU NÓI MỘT ĐÀNG “CÓ”, MỘT ĐÀNG “KHÔNG” NHƯ LỜI DỤ TRÊN ĐÓ, THÌ CÁI “TƯỞNG” TRONG “MỘNG”, PHẢI KHÁC NHAU VỚI “VẬT” THẤY.


DỊ TẮC MỘNG BẤT THỊ VẬT, VẬT BẤT THỊ MỘNG, NGỘ LAI MỘNG DIỆT, KỲ VẬT ƯNG TẠI.

ĐÃ KHÁC NHAU , THÌ “GIẤC-MỘNG” CHẲNG PHẢI LÀ “VẬT-THẤY”, VẬT-THẤY KHÔNG PHẢI LÀ GIẤC-MỘNG, NÊN LẼ RA “THỨC-DẬY” GIẤC-MỘNG DIỆT, THÌ “VẬT-THẤY” VẪN CÒN MỚI PHẢI CHỚ.


HỰU VẬT  NHƯỢC PHI MỘNG, ƯNG THỊ CHÂN VẬT.

LẠI, NẾU “VẬT-THẤY” CHẲNG PHẢI LÀ MỘNG, THÌ PHẢI LÀ “VẬT-THẬT”.


MỘNG NHƯỢC PHI VẬT, DĨ HÀ VI TƯỚNG ?

GIẤC-MỘNG NẾU MÀ CHẲNG PHẢI LÀ “VẬT-THẤY”, THÌ LẤY GÌ LÀM TƯỚNG ?


CỐ TRI MỘNG THỜI, TẮC MỘNG TƯỞNG MỘNG VẬT, TỰA NĂNG KIẾN SỞ KIẾN CHI THÙ, CỨ LÝ TẮC ĐỒNG NHỨT HƯ VỌNG, ĐÔ VÔ SỞ HỮU, CHƯ THỨC DIỆC NHĨ.

NÊN BIẾT RẰNG : TRONG LÚC CHIÊM-BAO, THÌ CÁI “MỘNG-TƯỞNG”, CÁI “MỘNG-VẬT” TỢ HỒ CÓ KHÁC VỚI “ KHẢ-NĂNG” NHẬN THẤY VÀ “CẢNH” BỊ THẤY, CHỨ Y CỨ THEO LÝ THÌ CŨNG ĐỒNG LÀ MỘT “HƯ-VỌNG” MÀ THÔI, VÌ ĐỀU KHÔNG CÓ CHỖ CÓ, CÁC “THỨC” CŨNG VẬY.


DĨ GIAI GIẢ THÁC CHÚNG DUYÊN, VÔ TỰ TÁNH CỐ.

VÌ BỞI ĐỀU MƯỢN GÁ CÁC “DUYÊN” ĐỂ CÓ SANH KHỞI RA, TỨC NHIÊN CHẲNG CÓ “TỰ-TÁNH” THẬT.


CỐ “TRUNG-QUÁN LUẬN” VÂN, VỊ TẰNG HỮU NHỨT PHÁP, BẤT TÙNG NHÂN DUYÊN SANH, THỊ CỐ NHỨT THIẾT PHÁP, VÔ BẤT THỊ KHÔNG GIẢ. HỰU VÂN, NHÂN DUYÊN SỞ SANH PHÁP, NGÃ THUYẾT TỨC THỊ “KHÔNG”.

“KHỞI-TÍN LUẬN” VÂN, NHỨT THIẾT CHƯ PHÁP, DUY Y VỌNG NIỆM NHI HỮU SAI BIỆT, NHƯỢC LY TÂM NIỆM, TỨC VÔ NHỨT THỂ CẢNH GIỚI CHI TƯỚNG.

KINH VÂN, PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG, GIAI THỊ HƯ VỌNG, LY NHỨT THIẾT TƯỚNG, TỨC DANH CHƯ PHẬT. (NHƯ THỬ ĐẲNG VĂN BIẾN ĐẠI THỪA GIÁO)

 

NÊN “TRUNG-QUÁN LUẬN” NÓI : CHƯA BAO GIỜ CÓ MỘT PHÁP GÌ CHẲNG DO NƠI NHÂN-DUYÊN ĐỂ PHÁT SANH, THẾ NÊN TẤT CẢ PHÁP KHÔNG PHÁP NÀO CHẲNG PHẢI LÀ “KHÔNG”. LẠI NÓI : NHỮNG PHÁP MÀ DO NƠI NHÂN-DUYÊN ĐỂ SANH RA ĐÓ, TA NÓI NÓ TỨC LÀ “KHÔNG”.

“KHỞI-TÍN LUẬN” NÓI : “ TẤT CẢ CÁC PHÁP, CHỈ NƯƠNG NƠI VỌNG NIỆM MÀ CÓ SAI BIỆT, NẾU LÌA TÂM-NIỆM TỨC  LÀ KHÔNG CÓ TẤT CẢ HÌNH-TƯỚNG CẢNH GIỚI”.

NÊN “KINH KIM-CANG” NÓI RẰNG : “PHÀM HỄ  CÓ TƯỚNG ĐỀU LÀ HƯ-VỌNG CẢ; NẾU NHẬN THẤY CÁC TƯỚNG ĐỀU LÀ KHÔNG PHẢI TƯỚNG CHÍNH LÀ THẤY NHƯ-LAI”. (NHỮNG PHÁP NHƯ VẬY,  CÓ KHẮP TRONG CÁC KINH GIÁO ĐẠI-THỪA)

 

THỊ TRI TÂM CẢNH GIAI KHÔNG, PHƯƠNG THỊ ĐẠI THỪA THẬT LÝ.

THẾ NÊN BIẾT : “TÂM”“CẢNH” ĐỀU KHÔNG, MỚI LÀ LÝ THẬT CỦA ĐẠI-THỪA.


NHƯỢC ƯỚC THỬ NGUYÊN THÂN, THÂN NGUYÊN THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ BỔN.

ĐẠI LƯỢC NẾU THEO TÔNG NẦY ĐỂ XÉT-THẤU NGUYÊN NHÂN, THÌ “THÂN” VỐN LÀ “KHÔNG”, VẬY CÁI “KHÔNG” TỨC LÀ NGUỒN-GỐC CÓ LOÀI NGƯỜI.


KIM PHỤC CẬT THỬ GIÁO VIẾT, NHƯỢC TÂM CẢNH GIAI VÔ, TRI VÔ GIẢ THÌ ?

ĐỐI VỚI TÔNG-GIÁO ĐÂY, BÂY GIỜ LẠI GẠN HỎI RẰNG : NẾU “TÂM” VÀ “CẢNH” ĐỀU KHÔNG, THÌ “BIẾT-KHÔNG” ẤY LÀ AI ?


HỰU, NHƯỢC ĐÔ VÔ THẬT PHÁP, Y HÀ HIỆN CHƯ HƯ VỌNG ?

LẠI, NẾU TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG CÓ “THIỆT-PHÁP”, THÌ NƯƠNG VÀO ĐÂU ĐỂ HIỆN RA CÁC ĐIỀU GI DỐI ?


THẢ HIỆN KIẾN THẾ-GIAN HƯ VỌNG CHI VẬT, VỊ HỮU BẤT Y THẬT PHÁP NHI NĂNG KHỞI GIẢ, NHƯ  VÔ THẤP-TÁNH BẤT BIẾN CHI THỦY, HÀ HỮU HƯ VỌNG GIẢ-TƯỚNG CHI BA; NHƯỢC VÔ TỊNH TƯỚNG BẤT BIẾN CHI CẢNH, HÀ HỮU CHỦNG CHỦNG HƯ GIẢ CHI ẢNH.

VẢ LẠI, HIỆN TIỀN ĐÂY, NGƯỜI TA ĐỀU THẤY BIẾT RẰNG : TRONG CÕI ĐỜI, NHỮNG VẬT GIẢ-DỐI, CHƯA CÓ MỘT VẬT NÀO CHẲNG NƯƠNG NƠI “THIỆT-PHÁP”, MÀ TỰ-NÓ  CÓ THỂ SANH KHỞI RA ĐƯỢC. CŨNG NHƯ NẾU KHÔNG CÓ “TÁNH-ƯỚT” CHẲNG BIẾN ĐỔI, THÌ LÀM GÌ CÓ “SỐNG” LÀ TƯỚNG-GIẢ DỐI HIỆN RA; LẠI NỮA, NẾU KHÔNG CÓ CẢNH  “TƯỚNG SÁNG-SẠCH” CHẲNG BIẾN ĐỔI CỦA “GƯƠNG”, THÌ LÀM GÌ CÓ “ẢNH HƯ-VỌNG” MỖI MỖI HIỆN RA.

 

HỰU, TIỀN THUYẾT MỘNG-TƯỞNG, MỘNG-CẢNH THÀNH NHƯ SỞ NGÔN. NHIÊN THỬ HƯ VỌNG CHI MỘNG, TẤT Y THỤY MIÊN CHI NHÂN; KIM KÝ TÂM CẢNH GIAI KHÔNG, VỊ-THẨM Y HÀ VỌNG HIỆN ?

LẠI, TRƯỚC KIA NÓI MỘNG-TƯỞNG, MỘNG-CẢNH LÀ LỜI THÀNH THẬT. TUY NHIÊN, CÁI GIẤC-MỘNG HƯ-VỌNG ẤY, TẤT NƯƠNG NƠI “NGƯỜI” NGỦ MÊ; NAY ĐÂY TÂM VÀ CẢNH ĐỀU KHÔNG “NHÂN KHÔNG, PHÁP KHÔNG”, THÌ BIẾT NƯƠNG VÀO ĐÂU HIỆN RA CÓ HƯ-VỌNG ?


CỐ TRI THỬ GIÁO ĐÃN PHÁ CHẤP TÌNH, DIỆC VỊ MINH HIỂN CHÂN-LINH CHI TÁNH.

NÊN BIẾT GIÁO NẦY, MỚI CHỈ PHÁ CÁI TÌNH-CHẤP “NHÂN KHÔNG, PHÁP KHÔNG”, NHƯ CŨNG CHƯA THẬT HIỂN MINH ĐƯỢC “CHÂN-TÁNH” RÕ RÀNG.


CỐ “PHÁP-CỔ KINH” VÂN, NHỨT THIẾT “KHÔNG” KINH, THỊ HỮU-DƯ THUYẾT. “ĐẠI-PHẨM KINH” VÂN, KHÔNG THỊ ĐẠI-THỪA CHI SƠ MÔN.

HỮU-DƯ GIẢ NGHĨA VỊ LIỂU DÃ.

 

NÊN KINH “PHÁP-CỔ” NÓI : TẤT CẢ KINH CỦA “KHÔNG-TÔNG”, ĐỀU LÀ CÁI THUYẾT “HỮU-DƯ”. KINH “ĐẠI-PHẨM BÁT-NHÔ NÓI : “PHÁP-KHÔNG” LÀ CỬA BAN-SƠ CỦA “ĐẠI-THỪA”.

HỮU-DƯ LÀ NGHĨA CHƯA ĐƯỢC RÕ RÀNG.


THƯỢNG CHI TỨ GIÁO, TRIỂN CHUYỂN TƯƠNG VỌNG, TIỀN THIỂN, HẬU THÂM, NHƯỢC THẢ TẬP CHI, TỰ TRI VỊ LIỂU, DANH CHI VI THIỂN; NHƯỢC CHẤP VI LIỂU, TỨC DANH VI THIÊN, CỐ TỰU TẬP-NHÂN, VÂN THIÊN THIỂN DÃ.

BỐN GIÁO-PHÁP TRÊN, LẦN LƯỢT SO SÁNH, THÌ GIÁO-LÝ  TRƯỚC “CẠN”, GIÁO-LÝ  SAU “SÂU”; NẾU ĐÃ TU TẬP, PHẢI TỰ BIẾT LÀ CHƯA LIỂU-NGHĨA, NÊN GỌI LÀ CẠN; LẠI CHẤP CHO LÀ ĐÃ LIỂU-NGHĨA, TỨC LÀ CHƯA ĐƯỢC VIÊN “TRÒN”, VẪN  CÒNTHIÊN “LỆCH”. THÀNH THỬ NGƯỜI HỌC, BỊ KHIỂN TRÁCH  LÀ “LỆCH-CẠN”.


THIÊN THỨ BA

TRỰC-HIỂN CHÂN-NGUYÊN

Comments

Popular posts from this blog