KHÁNH-ANH SA MÔM, CHÙA PHƯỚC-HẬU, LÀNG BÌNH-NINH,
TÒNG BÌNH-LỄ, TRÀ-ÔN CẦN-THƠ NAM-VIỆT, DỊCH RA CHỮ VIỆT.
NGÀY RẰM THÁNG 5, NĂM 1952 NHÂM-THÌN, PHẬT LỊCH 2515
HOA NGHIÊM NGUYÊN NHÂN LUẬN
LUẬN CHỦ TÔNG-MẬT SA MÔN, CHÙA QUÊ PHONG,
XUẤT THÂN ĐỜI ĐƯỜNG, BÊN TÀU.
THIÊN THỨ BA
TRỰC-HIỂN CHÂN-NGUYÊN
(NÓI RÕ NGAY CÁI CHÂN-NGUYÊN LÀ GỐC CỦA THÂN-NGƯỜI)
NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH-GIÁO
GIÁO-PHÁP DẠY “NHỨT-THỪA” CỦA KINH HOA-NGHIÊM, LẤY “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC” LÀM NGUỒN-GỐC CHÂN-THẬT CÓ ĐƯỢC THÂN-NGƯỜI
Nhược nhân dục liễu tri,
Tam thế nhất thiết Phật,
Ưng quán pháp giới tánh,
Nhất thiết duy tâm tạo.
Dịch nghĩa:
Nếu người muốn biết rõ,
Tất cả Phật tam thế,
Phải quán tánh pháp giới,
Tất cả do tâm tạo.
Tất cả cảnh giới Thánh, phàm, thế gian và xuất thế gian, chỉ
một bài kệ này đã bao gồm chẳng thiếu sót. Hai chữ “Pháp giới” gồm có tứ Thánh
lục phàm, hợp thành mười pháp giới.
Mười pháp giới này vốn chẳng có tự thể, chẳng có tự tánh,
chẳng có tự chủng, cũng chẳng có tự căn (gốc), đều do một tâm tạo ra.
Nói đến chữ TÂM cũng như hư không, vốn là thanh tịnh, vốn là
thấu triệt, chẳng có hình dáng, chẳng có phương sở, bất diệt, bất sanh, bất
động, bất biến. Vậy tại sao lại nói là duy tâm tạo? Nguyên cái tâm này dù nói
bất biến mà cũng là tùy duyên, vì tùy duyên nên năng tạo; nói tùy duyên là vì
một niệm thình lình sanh khởi, hoặc tiếp xúc với ngoại cảnh, trong và ngoài cảm
ứng với nhau, gọi là nhân duyên, có nhân duyên mới thành pháp giới. Nay dùng
thí dụ để tỏ rõ:
Tâm như nước, pháp giới như làn sóng. Bản thể của nước vốn yên
tịnh, chẳng phương sơ, chẳng lay động, khi gặp gió thổi thì muôn ngàn làn sóng
tùy sự tiếp xúc mà nổi lên. Vậy thì nước có thể tạo ra làn sóng, làn sóng do
nước mà có; cũng như Tâm có thể tạo ra pháp giới, pháp giới do tâm mà có vậy.
Do đó, nhất thừa linh động, vạn đức trang nghiêm là pháp giới
của chư Phật; viên tu lục độ, tổng nhiếp vạn hạnh, là pháp
giới của Bồ Tát; chấp vào nhân duyên, chứng lý Thiên Không, là pháp
giới của Duyên Giác; tứ đế công thành, chứng tiểu Niết Bàn, là pháp
giới của Thanh Văn; ham tu giới thiện, làm nhân hữu lậu, là pháp
giới của cõi Trời; ái nhiễm chẳng ngừng, cũng làm thiện duyên, là
pháp giới của cõi Người; chấp tâm hiếu thắng, nổi sân đấu tranh, là
pháp giới của Tu La; ái kiến làm gốc, bỏn xẻn làm nghiệp, là pháp
giới của Ngạ Quỷ; Tham dục chẳng ngừng, luôn luôn si tưởng là pháp
giới của súc sinh; tạo mười ác nghiệp, lục căn thọ báo, là pháp
giới của Điạ Ngục.
Nói tóm lại, vô biên thế giới y theo tâm này mà biến tạo, mặt
trăng, mặt trời y theo tâm này mà vận hành, sự mê của tất cả chúng sanh là mê
tâm này, sự ngộ của Thánh hiền tam thừa là ngộ tâm này, sự dẫn dắt của Đại Tạng
giáo điển là dẫn dắt tâm này, sự khai thị của Lịch đại Tổ sư là khai thị tâm
này; tam quán là quán tâm này; đơn truyền là truyền tâm này; nhiều kiếp tu tập
là tu tâm này; chứng ngộ từng bậc là chứng tâm này. Do tâm này tùy duyên biến
tạo, nên mới có mười pháp giới, nếu được nhất tâm chẳng sanh, liễu ngộ liễu
chứng, thì mười pháp giới cũng theo sự liễu mà hết.
Thế nên thập ác đã dứt, lục căn thọ báo chẳng sanh, thì tâm
địa ngục được liễu; tham dục đã dứt, si tưởng chẳng sanh, thì tâm súc sinh được
liễu; ái kiến đã dứt, bỏn xẻn chẳng sanh, thì tâm Ngạ Quỉ được liễu; hiếu thắng
đã dứt, sân đấu chẳng sanh, thì tâm Tu La được liễu; ái nhiễm đã dứt, chánh
niệm hiện tiền, thì tâm cõi Người được liễu; bỏ nhân hữu lậu, tu nghiệp vô lậu
thì tâm cõi Trời được liễu; chẳng chấp tứ đế, chẳng giữ chân không, thì tâm
Thanh Văn được liễu; chẳng chấp nhân duyên, hồi tâm hướng đại (thừa), thì tâm
Duyên Giác được liễu; lục độ công thành, đốn siêu địa vị, thì tâm Bồ Tát được
liễu; Bồ Đề viên mãn, quy vô sở đắc thì tâm chư Phật được liễu.
Thế thì làm sao cho tâm được liễu?
Ngài Diệu Thọ nói:
Từ tán tâm đến đa tâm,
Từ đa tâm đến thiểu tâm,
Từ thiểu tâm đến nhất tâm,
Từ nhất tâm đến vô tâm,
Từ vô tâm đến liễu tâm,
Chỉ cần tham câu thoại đầu, thì mỗi mỗi tâm đều được liễu.
Đức Phật nói: “Lành
thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu
sanh tử tương tục do vì không nhận ra “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ”, thể
tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng. Các vọng
tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”
Nay ông muốn thấu rõ
quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp
ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm.
Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và
thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói quanh-co.
A-Nan, nay tôi hỏi ông:
“Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích 32 tướng tốt của Như Lai, Vậy
ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì? A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự
yêu thích như thế là do TÂM và MẮT của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của
Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”
Đức Phật bảo A-Nan:
“Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết
tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần
lao.”
Ví như quốc vương, khi
có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải
biết giặc ở nơi đâu.
Lỗi lầm là ở tâm và mắt
khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng TÂM và mắt nay
ở chỗ nào?
(KINH LĂNG NGHIÊM)
Mỗi câu tràng
hạt (THỦ NHÃN) Phật là tâm
Phật rõ là tâm, uổng
chạy tìm!
Bể Phật dung hòa tâm với cảnh
Trời tâm bình đẳng Phật
cùng sanh
Bỏ tâm theo Phật còn mơ
mộng
Chấp Phật là tâm chẳng
trọn lành.
Tâm, Phật nguyên lai đều
giả huyễn
Phật, tâm đồng diệt
đến viên thành.
(NIỆM PHẬT THẬP YẾU (Sự Trì, Lý Trì) - HT. THÍCH THIỀN-TÂM)
Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng
Lý sự viên dung pháp tánh áo
Truyền Phật-tâm-ấn vạn thiện đồng.
BÀI SỐ 14
Ẩn tu xét thấy chốn TĂNG-GIÀ
Ganh-hại thị-phi lắm bất hoà !
Danh vị, chùa chiền tranh đệ tử
Ưu Đàm, Lan Huệ héo mầm hoa.
NHƯ Ý : TĂNG-GIÀ nói cho đủ là Tăng-già-lam, HOA-dịch là Tịnh-chúng-viên, chỗ ở của hàng XUẤT-GIA, như trên vừa nói ngoài đời đã thế, trong đạo cũng do CHẤP ngã nặng, nên nghiệp THAM, SÂN, SI, tật đố lẫy lừng, trong CÁC tông giáo đều có cảnh chia rẻ, ranh ghét, tranh đua, cho đến giết hại lẫn nhau, khiến cho HOA Ưu-Đàm, Lan-Huệ phải héo, MẦM đạo phải khô.
TĂNG-GIÀ, dịch là hòa hợp CHÚNG. Theo Luật của PHẬT, thì phải có từ 4 vị TỶ-KHƯU trở lên, đồng ở một chỗ, LÝ và SỰ đều hòa hợp với nhau.
Về LÝ Hòa-hợp là đồng CHỨNG đến cảnh giới A-LA-HÁN, hay cảnh giới THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH của chư PHẬT.
Về SỰ hòa hợp là có LỤC-HÒA : THÂN, KHẨU, Ý, KIẾN, GIỚI, LỢI
1) THÂN hòa đồng trụ
(Là ở chung hòa hợp)
2) KHẨU hòa vô tranh
(Là không tranh cải nhau)
3) Ý hòa đồng duyệt
(Là ý nghĩ phải vui vẽ hòa hợp nhau)
4) KIẾN hòa đồng giải
( Là kiến giải để cùng nhau nhận ra PHẬT TRI KIẾN của chính mình,
hay là THẬT TƯỚNG của vạn pháp)
5) GIỚI hòa đồng tu
(Là cùng nhau giữ giới luật mà mình đã THỌ)
6) LỢI hòa đồng quân
( Là được thọ nhận TỨ-SỰ về ĂN, MẶC, Ở, BỊNH phải đồng nhau)
Tu SỰ chẳng chấp TƯỚNG
Thì tức SẮC là KHÔNG
Tu LÝ không bỏ Sự
Ðó tức KHÔNG là SẮC
Lý chính thật Chân-Không
Sự là phần Diệu-Hữu
Chân-Không tức Diệu-Hữu
Diệu-Hữu tức Chân-Không
Nếu chưa đạt lẽ nầy
Thà tu hành chấp CÓ
Ðừng cầu cao bác tướng
Mà lạc vào NGOAN-KHÔNG
Ðây chính hầm khổ đọa
Kẻ thông minh đời nay
Ða số mắc lỗi nầy
Xưa có sư Tông-Thắng
Tài huệ biện cao siêu
Vì ỷ giỏi kiêu căng
Nên bị nhục chiết phục
Hỗ thẹn muốn tự tận
Thọ thần hiện thân khuyên
“ Sư nay đã trăm tuổi
Tám mươi năm lầm lạc
May nhờ gặp Thánh nhân
Huân tu mà học đạo
Tuy có chút công đức
Mà lòng hay bỉ ngã
Ỷ thông minh biện bác
Lấn người không khiêm hạ
Lời cao hạnh chưa cao
Nên phải bị quả báo
Từ đây nên tự kiểm
Ít lâu thành trí lạ
Các THÁNH đều tồn tâm
NHƯ LAI cũng như vậy ”
Lại có kẻ đua tướng
Tranh Thượng Tọa ,Ni Sư
Mượn thuyết pháp, tụng kinh
Ðể mưu cầu lợi dưỡng
Dành đệ tử, chùa chiền
Lập bè đảng, quyến thuộc
Thấy có ai hơn mình
Liền thị phi tật đố
Hại Thầy Bạn, phản Ðạo
Lừa dối hàng tín tâm
Lời nói thật rất cao
Việc làm thật rất thấp
Lý Sự đều sai trái
Hạng ấy hiện rất nhiều
Tạo biển khổ thêm sâu
Khiến đau lòng tri-thức
LÝ, SỰ đại lược thế
PHÁP-YẾU-TU-HÀNH
H.T Thích-Thiền-Tâm
Khoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu TRƯỚC KHÔNG bệnh diệc nhiên,
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.
(Chứng Ðạo Ca)
]
Nói tất cả PHÁP đều không, không có NHÂN cũng không có QỦA,
Buông lung phóng đãng, mang tai họa.
CHẤP NGOAN KHÔNG, BÁT NHÂN QỦA đây là hầm khổ đọa,
Cũng như một người tránh nạn chết chìm, lại bị chết vì lửa.
]
DIỆU HIỆP
Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:
“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều ở NƠI tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên sáu TRẦN trong thân là tâm mình.
Do đó nên bảo: “Phật ở NƠI đây, cõi Cực Lạc cũng ở TRONG ấy, không cần tìm cầu ĐÂU xa!” Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về VỌNG tâm, vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?
Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng.
Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không.
Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa khoảng thái thanh bao la lặng lẽ.
Chân tâm đã rộng lớn như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở trong tâm?
Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt.
Tất cả thế giới gồm thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.
Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”.
Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình, phải cầu đức Phật kia.
Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm?
Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm?
Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài, dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó.
Càng sai lầm hơn nữa, họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng.
Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết.
Họ lại bảo cảnh vui hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng thương xót!
Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc.
Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng, nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả chân tâm.
Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng.
Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy, cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới có thể nói là vô ngại.
Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề.
Trái lại người có chút ít học thức thông minh, bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh, kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi.
Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ TÍN phải tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ.
Về chữ NGUYỆN, nên phát tâm cầu sanh Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả.
Về chữ HẠNH, phải hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm, phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây phương.
Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát?
Nay tôi thiết tha đảnh lễ, KÍNH khuyên các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành nơi cõi Liên hoa thế giới…”
Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.
Một câu A Di Ðà
Tánh thể vốn tự không
Các sao chầu Bắc Ðẩu
Muôn nước chảy về Ðông.
( Nhứt cú Di Ðà
Tánh bản tự không
Tinh giai củng Bắc
Thủy tận triều Ðông.)
LƯỢC GIẢI:
Một tín nữ đến thuật lại với bút giả: "Có vị sư-cô bảo con bỏ hết ĐỪNG nên niệm Phật nữa, hãy để lòng yên lặng cho tâm KHÔNG, cảnh không, mới mau ngộ đạo!".
Bút giả nói: "Các pháp đều như huyễn, câu niệm Phật cũng như huyễn, tự THỂ của nó đã là không rồi, cần gì phải bỏ?
Nếu muốn chứng được tâm không, cảnh không, mà còn ngại câu niệm Phật, còn bác bỏ sự tướng, thì đó chính là THIÊN Không hay NGOAN Không (cái không thiên lệch, trống rỗng, cứng chắc) của ngoại đạo, chớ chẳng phải ý nghĩa Chân Không của Phật pháp.
Ý nghĩa chân không chân chánh của đạo Phật ở ngay nơi tất cả cái có thuộc mọi sự tướng, mà không CHẤP thấy là có (Chân không bất không, diệu hữu phi hữu). Chẳng phải riêng sư cô ấy lạc lầm, trong hiện tại có rất nhiều vị tu học Phật pháp đã sa vào hầm hố đó. Thật là điều không may và đáng thương cảm!" Nay nhân tiện xin tạm mượn sự việc trên để giải thích về ý nghĩa "tự không" của câu niệm Phật.
Theo quan niệm địa dư xưa, người Trung Hoa cho rằng vùng đất của loài người ở là một châu lớn, chỗ họ cư trú thuộc Trung Quốc. Phía Ðông của châu ấy là biển cả, muôn dòng nước ở lục địa đều chảy ra đó. Người Việt Nam hấp thụ văn hóa Trung Hoa, cũng đồng với quan điểm ấy.
Bởi thế cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có câu: "Hồng nhật Ðông thăng tri đại hải. Bạch vân Tây vọng thị thần châu". Và theo thiên văn học xưa, người Trung Hoa bảo rằng các vì sao đều chầu hướng về ngôi Bắc Ðẩu. Ðể dẫn giải cho Phật pháp, Triệt Ngộ đại sư cũng phương tiện mượn quan niệm thế gian ấy mà làm thí dụ.
Bởi tất cả pháp đều từ nơi biển Chân Không LƯU xuất và đều tan về Chân Không. Bên tông Tịnh Ðộ gọi thể Chân Không đó là Tự Tánh Di Ðà. Bài kệ trên đại ý:
Câu niệm Phật tánh vốn TỰ KHÔNG, khi hành giả từ khởi điểm này tu tiến chứng thể tánh ấy một cách viên mãn, sẽ thức ngộ muôn pháp từ nơi đó mà LƯU xuất, lại cũng QUI nhập về nơi đó.
Như sao Bắc Ðẩu làm chủ muôn sao, muôn sao chầu về Bắc Ðẩu, biển Ðông dâng nước vào các sông ngòi, nước sông ngòi đều đổ về biển Ðông vậy.
THUYẾT
NHỨT THIẾT HỮU TÌNH, GIAI HỮU BỔN-GIÁC CHÂN-TÂM.
GIÁO NẦY NÓI
: TẤT CẢ CHÚNG-SANH ĐỀU CÓ “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC”.
VÔ
THỈ DĨ LAI, THƯỜNG TRỤ THANH TỊNH, CHIÊU CHIÊU BẤT MUỘI, LIỂU LIỂU THƯỜNG TRI.
TỪ XƯA TỚI
NAY, THƯỜNG CÒN TRONG SẠCH, SÁNG SUỐT CHẲNG
TỐI, RÕ RÀNG THƯỜNG BIẾT.
DIỆC
DANH PHẬT-TÁNH, DIỆC DANH NHƯ-LAI-TẠNG.
CŨNG TÊN “PHẬT-TÁNH”, CŨNG TÊN “NHƯ-LAI-TẠNG”.
TÙNG
VÔ THỈ TẾ, VỌNG TƯƠNG Ế CHI, BẤT TỰ GIÁC TRI, ĐÃN NHẬN PHÀM-CHẤT CỐ, ĐAM TRƯỚC
KẾT NGHIỆP, THỌ SANH TỬ KHỔ.
TỪ KIẾP XƯA TỚI NAY, BỊ CÁC
VỌNG-TƯỞNG LẪN NHAU CHE LẤP, NÊN CHẲNG TỰ XÉT BIẾT, CHỈ NHẬN LẦM XÁC-PHÀM , ĐAM MÊ KẾT NGHIỆP, CHỊU KHỔ SANH TỬ !
ĐẠI-GIÁC
MẪN CHI, THUYẾT NHỨT THIẾT GIAI KHÔNG, HỰU KHAI THỊ LINH-GIÁC CHÂN-TÂM THANH TỊNH,
TOÀN ĐỒNG CHƯ PHẬT.
ĐẤNG ĐẠI-GIÁC LÀ PHẬT, NGÀI THƯƠNG XÓT NÓI RẰNG : “ TẤT CẢ PHÁP ĐỀU KHÔNG”. LẠI
CHỈ RA CÁI CHÂN-TÂM SÁNG SUỐT THANH TỊNH, CÙNG VỚI “CHƯ PHẬT” NHƯ NHAU KHÔNG KHÁC.
“BÁT-NHÃN TÂM-KINH” nói rằng :
Quán-tự-tại Bồ-tát “QUÁN THẤY”...
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;
( không có ngũ-uẩn)
vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;
( không có 12 nhập)
vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới;
(không có 18 giới)
vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận;
(không có 12 nhân duyên)
vô khổ, tập, diệt, đạo;
(không có 4 đế)
vô trí diệc vô đắc.
(không có TRÍ của Bồ-tát do tu Lục-độ, cũng không có ĐẮC qủa Phật)
Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
(Ba đời “Chư Phật” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”)
Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú... như lại phải nhờ thần-chú “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”, để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng), mà thành tựu “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.
Tóm lại, “QUÁN-TỰ-TẠI BỒ-TÁT” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;
Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú... như lại phải nhờ thần-chú “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”, để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng), mà thành tựu “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.
"NIỆM PHẬT" y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”
Pháp Hoa Cương Yếu
HT Thích Trí Tịnh
26.- ÐÀ-LA-NI PHẨM
Dầu trước đả hiển diệu-hạnh, y diệu-hạnh, sẽ thành diệu-quả, ngặt vì tạng thức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp tập-khí tiềm phục nhiều đời nếu không nhờ sức da-trì, để da hộ chỉ quán, chống vững định-huệ, thời khó trừ tận tuyệt, vì thế nên phẩm này cùng hai phẩm kế để hiển biểu tượng của ba môn da trì. 3 môn da trì là:
1.- Thần lực da-trì
2.- Pháp lực da-trì
3.- Hiện thân diện ngôn thuyết da-trì
Thần-lực da-trì chính là phẩm này:
Bởi vì thức-tạng là hang vực của hai loại sanh tử rất sâu rất kín. Tập khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng quán khó có thể vào đến, vào còn không đến được thời thế nào dứt trừ được, dứt trừ không được thời bị nó làm tổn. Do đó nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt tập-khí, vì tổng-trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu người tu hành tập khí chưa trừ, nên phải chuyên lòng tụng thần chú của Ta”.
Kinh Lăng-Già nói: “Nếu không dùng thần-lực kiến-lập đó thời đọa vào vọng-tưởng ác-tri-kiến ngoại đạo ...”
Cho nên từ đệ Thất-địa trở lại mà không da-trì thời lạc ngoại đạo; đệ Bát-địa không da-trì thời trụ nhị-thừa: đệ Cửu-địa đến Ðẳng-giác không da-trì thời không thể nhập Diệu-giác. Cho nên cần phải da-trì vậy.
CỐ
HOA-NGHIÊM KINH VÂN, PHẬT TỬ ! VÔ NHỨT CHÚNG-SANH, NHI BẤT CỤ HỮU NHƯ-LAI TRÍ
HUỆ, ĐÃN DĨ VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC NHI BẤT CHỨNG ĐẮC.
TRONG “KINH HOA-NGHIÊM”, ĐỨC PHẬT BẢO CÁC VỊ BỒ-TÁT RẰNG : “PHẬT-TỬ ! TẤT CẢ CHÚNG-SANH ĐỀU CÓ ĐỦ “TRÍ-HUỆ” CỦA NHƯ-LAI, CHỈ VÌ “VỌNG-TƯỞNG CHẤP-TRƯỚC”, NÊN CHẲNG THỂ CHỨNG
ĐƯỢC “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC”.
NHƯỢC
LY VỌNG TƯỞNG, NHỨT THIẾT TRÍ, TỰ NHIÊN TRÍ, VÔ NGẠI TRÍ TỨC ĐẮC HIỆN TIỀN.
NẾU LÌA “VỌNG-TƯỞNG” RỒI,
THÌ “NHỨT-THIẾT” TRÍ, “TỰ-NHIÊN” TRÍ, “VÔ-NGẠI” TRÍ, LIỀN ĐƯỢC “HIỆN-TIỀN”.
TIỆN
CỬ NHỨT TRẦN HÀM ĐẠI THIÊN KINH QUYỂN CHI DỤ. TRẦN DỤ CHÚNG-SANH, KINH DỤ PHẬT-TRÍ.
NHÂN TIỆN ĐƯA RA LỜI DỤ : “ MỘT HẠT BỤI CỰC VI BAO HÀM CUỐN KINH BẰNG CÕI ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI”. "BỤI" DỤ CHO CHÚNG-SANH; "KINH" DỤ CHO PHẬT-TRÍ.
Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.
(Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.)
LƯỢC GIẢI
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng
vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng
cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn
ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân
tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ
hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa
chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu
phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà
thôi.
Khi niệm Phật dứt
hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự
tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u
linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
HỰU
VÂN, NHĨ THỜI NHƯ-LAI, PHỔ QUÁN PHÁP-GIỚI NHỨT THIẾT CHÚNG-SANH, NHI TÁC THỊ NGÔN,
KỲ TAI KỲ TAI ! THỬ CHƯ CHÚNG-SANH VÂN HÀ CỤ HỮU NHƯ-LAI TRÍ-HUỆ MÊ HOẶC BẤT KIẾN
?
NGÃ
ĐƯƠNG GIÁO DĨ THÁNH-ĐẠO, LINH KỲ VĨNH LY VỌNG TƯỞNG, TƯ Ư THÂN TRUNG ĐẮC KIẾN
NHƯ-LAI, QUẢNG ĐẠI TRÍ-HUỆ, DỮ PHẬT VÔ VỊ.
KINH
HOA-NGHIÊM LẠI NÓI : BẤY GIỜ ĐỨC NHƯ-LAI, XEM KHẮP PHÁP-GIỚI TẤT CẢ CHÚNG-SANH,
MÀ THỐT LỜI RẰNG “LẠ THAY ! LẠ THAY ! CÁC CHÚNG-SANH ĐÂY, ĐÃ SẴN ĐỦ CÓ “TRÍ-HUỆ-PHẬT”, MÀ TẠI SAO BỊ “MÊ-LẦM” CHẲNG TỰ THẤY ĐƯỢC ?
TA SẼ DẠY “THÁNH-ĐẠO”CHO
CHÚNG, KIẾN LÌA HẲN “VỌNG-TƯỞNG” , ĐỂ TỰ THẤY NGAY TRONG CÁI
“THÂN” NẦY, CÓ SẴN TRÍ-HUỆ RỘNG LỚN
LÀ “PHẬT-TÁNH”, CÙNG PHẬT KHÔNG KHÁC.
BÌNH
VIẾT, NGÃ ĐẲNG ĐA KIẾP VỊ NGỘ CHÂN-TÔNG, BẤT GIẢI PHẢN TỰ NGUYÊN THÂN.
LỜI BÀN : CHÚNG TA ĐÃ
TRẢI QUA NHIỀU KIẾP, CHƯA GẶP ĐƯỢC CHÂN-TÔNG, NÊN CHẲNG BIẾT TRỞ LẠI TỰ XÉT THẤU
NGUỒN-GỐC CỦA THÂN NẦY.
ĐÃN
CHẤP HƯ-VỌNG CHI TƯỚNG, CAM NHẬN PHÀM HẠ, HOẶC SÚC, HOẶC NHÂN.
CHỈ CHẤP CÁI “THÂN” TƯỚNG
GIẢ-DỐI, CAM PHẬN LÀM PHÀM-PHU THẤP-HÈN, HOẶC LÀM SÚC-SANH, HOẶC LÀM CON NGƯỜI.
KIM
ƯỚC CHÍ-GIÁO NGUYÊN CHI, PHƯƠNG GIÁC BỔN LAI THỊ PHẬT.
NAY SO SÁNH CÁC GIÁO-LÝ ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN, ĐỂ XÉT CHO THẤU NGUỒN-GỐC,
THÌ MỚI BIẾT XƯA NAY TA “VỐN” LÀ PHẬT.
CỐ
TU HẠNH Y PHẬT HẠNH, TÂM KHẾ PHẬT TÂM, PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN, ĐOẠN TRỪ PHÀM TẬP.
NÊN CẦN PHẢI : “HẠNH” THÌ
NƯƠNG NƠI HẠNH CỦA PHẬT, “TÂM” THÌ HỢP
VỚI TÂM CỦA PHẬT, TRỞ VỀ NGUỒN-GỐC, DỨT
BỎ THÓI QUEN CỦA “PHÀM-PHU THẤP-HÈN”.
TỔN
CHI HỰU TỔN, DĨ CHÍ VÔ VI.
BỚT “THÓI QUEN”, LẠI BỚT “TẬP-KHÍ”
CỦA PHÀM-PHU THẤP-HÈN, BỚT MÃI CHO ĐẾN “KHÔNG-LÀM”, LIỀN ĐƯỢC “TÁNH CHÂN-NHƯ” HIỆN TIỀN.
TỰ
NHIÊN ỨNG DỤNG HẰNG SA, DANH CHI VIẾT PHẬT.
“CHÂN-TÁNH” LÚC “MÊ-LẦM”,
THÌ THÀNH RA HẰNG-SA “TRẦN-LAO”, ĐẾN
LÚC “GIÁC-NGỘ” RỒI, TỰ NHIÊN CÓ ĐƯỢC HẰNG-SA “DIỆU-DỤNG”,
GỌI TÊN LÀ “PHẬT”.
ĐƯƠNG
TRI MÊ NGỘ, ĐỒNG NHỨT CHÂN-TÂM.
PHẢI BIẾT : LÚC MÊ, LÚC NGỘ, CÓ
CÙNG 1 CHÂN-TÂM.
ĐẠI
TAI DIỆU MÔN, NGUYÊN-NHÂN CHÍ THỬ.
RỘNG LỚN THAY, PHÁP MÔN “VI-DIỆU
VIÊN-ĐỐN”, XÉT CÙNG TỘT NGUYÊN-NHÂN
NGUỒN-GỐC CỦA LOÀI NGƯỜI LÀ “CHÂN-TÂM”.
ĐẠI-BI SÁM PHÁP
Đệ-tử… cùng pháp-giới
chúng-sanh, hiện-tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh chư Phật, dưới
đồng muôn loài. Bởi niệm vô-minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi
lòng chấp nhiễm, trong pháp bình- đẳng, sanh trưởng ngã nhơn. Lại do ái-kiến
làm gốc, thân miệng làm duyên, trong nẻo luân-hồi, gây nên đủ tội: thập-ác,
ngũ-nghịch, báng pháp, báng người, phá giới phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm
của tăng-kỳ, bức người tịnh-hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức ăn, dù
ngàn Phật ra đời, khó bề sám hối. Những tội như thế, không lường không
ngằn, khi bỏ báo thân, phải đọa tam-đồ, chịu vô-lượng khổ.
Lại trong đời này, do túc, hiện nghiệp, hoặc bị các nghiệp: lửa
phiền thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, duyên ngoài lôi cuốn, tà ma
quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nỗi tiến tu.
May gặp thần-chú
Viên-Mãn Đại-Bi có thể mau trừ, những tội như thế, cho nên nay con,
hết lòng tụng-trì, con nguyện nương về, Quán-Âm Bồ Tát, cùng Phật 10
phương , phát lòng Bồ-Đề, tu hạnh
chân-ngôn, cùng với chúng-sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám-hối, nguyện đều
tiêu trừ.
Nguyện đấng Đại-bi,
Quán-âm Bồ-tát, ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho chúng con,
duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình, người, hạnh nguyện, cùng
được viên thành, mở tánh bản-tri, dẹp trừ ma-ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu
nhân Tịnh-độ.
Nguyện cho chúng con,
khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về, thế giới
Cực-Lạc của Phật Di-Đà, rồi được thừa sự, Đại-bi Quán âm, đủ các tổng-trì, rộng
độ quần phẩm, đồng thoát khổ-luân, đều thành Phật-đạo.
NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI TẦM THANH CỨU-KHỔ CỨU-NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT MA-HA-TÁT.
Comments
Post a Comment