KHÁNH-ANH SA MÔM, CHÙA PHƯỚC-HẬU, LÀNG BÌNH-NINH,
TÒNG BÌNH-LỄ, TRÀ-ÔN CẦN-THƠ NAM-VIỆT, DỊCH RA CHỮ VIỆT.
NGÀY RẰM THÁNG 5, NĂM 1952 NHÂM-THÌN, PHẬT LỊCH 2515
HOA NGHIÊM NGUYÊN NHÂN LUẬN
LUẬN CHỦ TÔNG-MẬT SA MÔN, CHÙA QUÊ PHONG,
XUẤT THÂN ĐỜI ĐƯỜNG, BÊN TÀU.
THIÊN THỨ TƯ
HỘI THÔNG BỔN MẠT
(GOM LẠI SUỐT THÔNG TỪ GỐC TỚI NGỌN)
CHÂN-TÁNH
TUY VI THÂN BỔN, SANH KHỞI CÁI HỮU NHÂN DO, BẤT KHẢ VÔ ĐOAN, HỐT THÀNH THÂN-TƯỚNG.
CHÂN-TÁNH MẶC DÙ LÀM GỐC CHO THÂN-TƯỚNG, NHƯNG VỀ SỰ SANH KHỞI RA THÂN-TƯỚNG ẮT CÓ “NGUYÊN-DO”, CHỨ CHẲNG PHẢI KHÔNG MANH
MỐI GÌ HẾT, “TỰ NHIÊN” THÀNH RA “THÂN-TƯỚNG” ĐÂU ?
ĐÃN
DUYÊN TIỀN TÔNG VỊ LIỂU, SỞ DĨ TIẾT TIẾT XÍCH CHI.
SỞ DĨ CÁC “THIÊN” TRƯỚC
BỊ QUỞ TRÁCH, CHỈ VÌ CHƯA RÕ “NGUYÊN-DO” CÓ ĐƯỢC “THÂN” NGƯỜI.
KIM
TƯƠNG BỔN-MẠT HỘI THÔNG, NÃI CHÍ NHO-ĐẠO DIỆC THỊ.
NAY ĐEM GOM LẠI SUỐT THÔNG TỪ GỐC TỚI NGỌN, CHO ĐẾN ĐẠO-NHO, ĐẠO-TIÊN CŨNG NHƯ VẬY.
NHỨT
THỪA HIỂN-TÁNH-GIÁO
GIÁO-PHÁP
DẠY “NHỨT-THỪA” CỦA KINH HOA-NGHIÊM, LẤY “CHÂN-TÂM
BỔN-GIÁC” LÀM NGUỒN-GỐC CHÂN-THẬT CÓ ĐƯỢC THÂN-NGƯỜI
Chí tâm sám-hối :
Ðệ tử _____ và chúng-sanh trong pháp-giới, từ đời vô-thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô-minh che đậy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián và tất cả các tội khác, nhiều vô-lượng vô-biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.
Con từ vô-thỉ đến nay, sáu
căn che mù, ba nghiệp tối-tăm, chẳng thấy chẳng nghe chẳng hay chẳng biết “CHÂN-TÂM
BỔN-GIÁC” , vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường
dữ, trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. -- Kinh rằng :
“Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp
cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-tịch-quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều
là Phật-Pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô-minh vì thế trong trí bồ-đề mà
thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải-thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ
nay mới chừa bỏ ăn-năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà phát
lồ sám-hối, làm cho đệ-tử cùng pháp-giới chúng-sanh, tất cả tội nặng do ba
nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô-thỉ, hoặc hiện-tại cùng vị-lai, chính mình tự gây
tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà mà vui theo, hoặc nhớ
hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che
giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt-ráo thanh-tịnh.
Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu căn
cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu-tập cũng trọn thanh-tịnh,
thảy đều hồi-hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-độ, khắp với chúng-sanh, đồng sanh về
nước An-Dưỡng.
Nguyện đức A-Di-Ðà Phật
thường đến hộ-trì, làm cho căn lành của đệ-tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất
nhơn-duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm-chung, thân an-lành niệm chánh vững-vàng, xem
nghe đều rõ-ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài
hoa tiếp-dẫn đệ-tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-Tát,
rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật đạo.
Ðệ-tử sám-hối phát-nguyện
rồi quy-mạng đảnh-lễ :
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc
thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-bảo.
(1 lạy)
KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
PHẨM THỨ HAI
MƯỜI TÂM THÙ THẮNG
PHẦN CHÁNH-TÔNG
( PHÁT 10 TÂM THÙ THẮNG MÀ NIỆM PHẬT
Hay NIỆM PHẬT TAM MUỘI (BA-LA-MẬT),
THÌ TỰ NHIÊN THÀNH TỰU 10 TÂM THÙ THẮNG)
Tin rằng tất cả các pháp đều do Tâm-thể “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC”của mình tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng cõi Cực-Lạc cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng. Và tinh rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật phát khởi lên.
Tin rằng mỗi mỗi chúng sanh đều có đủ năng lực lãnh thọ giáo pháp Như-Lai, bất cứ hữu tình nào cũng có năng lực hoàn thành địa vị Nhứt-thiết Chủng-trí như chư Phật.
Tin rằng bản nguyện của Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác ...
Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện.
Diệu-Nguyệt phải phát khởi tín tâm như vậy mà niệm Phật.
NGHI THỨC
NIỆM-PHẬT
ĐỌC TỤNG CHƠN-NGÔN
(PHÁT NGUYỆN "NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT" THEO TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT)
Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
NIỆM PHẬT hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
NIỆM PHẬT vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
NIỆM PHẬT an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.
Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
Nam-mô ÐẠI-HẠNH Phổ-hiền Bồ-tát
( 3 lần)
BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI
Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
( 21 lần)
Nam-mô ÐẠI-BI Quán-Thế-Âm Bồ-tát
( 3 lần)
VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ DA. A RA HA TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A MI RỊ TÁ SI TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( 21 lần)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
NGUYỆN
A-Di-Ðà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh, diện phụng Di-Ðà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.
Nhứt sát na khoảng, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng-trí.
Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Ðà Phật Thế-Tôn.
Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)
Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)
Chí tâm qui mạng đảnh lễ Nam mô Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
CHUNG
CHƠN-NGÔN LÀ LỜI NÓI CỦA PHẬT, BỒ-TÁT hay A-LA-HÁN... ĐÃ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP KHÔNG NÓI LỜI VỌNG-NGỮ.
Cũng như Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI chẳng hạn:
“Nếu trong đời vị lai, TÔI (Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM) có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần CHÚ NÀY (chú Đại-Bi), thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt.
Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân...”( ĐÂY LÀ CHƠN NGÔN).
“UM! BÚT RUM! HÙM!” là "NHỨT-TỰ CHUYỂN-LUÂN VƯƠNG THẦN CHÚ", được phối-hợp vào CHÚ VÔ-LƯỢNG-THỌ này có công-năng làm cho CHƠN-NGÔN này (nói riêng) và các chơn ngôn khác mau KIẾN-HIỆU và CHÓNG thành-tựu.
Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát-Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng-Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
Niệm Phật
Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.
ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.
A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.
“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).” ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).
Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.
DIỆU-GIÁC
Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1) CÀN HUỆ ĐỊA
2) THẬP TÍN
3) THẬP TRỤ
4) THẬP HẠNH
5) THẬP HỒI HƯỚNG
6) NOÃN
7) ĐẢNH
8) NHẪN
9) THẾ ĐỆ NHỨT
10) THẬP ĐỊA
11) ĐẲNG-GIÁC
12) TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)
Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.
1. Quán NGƯỜI như huyễn
2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn
7. Quán MỘNG như huyễn
8. Quán BÓNG như huyễn
9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
10. Quán ẢO HÓA như huyễn.
A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".
1) Không ăn NGŨ VỊ TÂN
2) PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
3) PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH
1. Thập tín [10]
2. Thập trụ [10]
3. Thập hạnh [10]
4. Thập hồi hướng [10]
5. Tứ gia hạnh [4]
6. Thập địa [10]
7. Đẳng giác [1]
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma."
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
ĐẠI-THỪA PHÁ-TƯỚNG GIÁO
ĐẠI LƯỢC NẾU THEO TÔNG NẦY ĐỂ XÉT-THẤU NGUYÊN NHÂN, THÌ “THÂN” VỐN LÀ “KHÔNG”, VẬY CÁI “KHÔNG” TỨC LÀ NGUỒN-GỐC CÓ LOÀI NGƯỜI.
NGƯỜI TU THEO PHÁP TỨ-ĐẾ : BIẾT KHỔ-ĐẾ THÌ PHẢI DỨT TẬP-ĐẾ, ƯA MẾN QỦA VUI “TỊCH-DIỆT NIẾT-BÀN” CỦA DIỆT-ĐẾ THÌ PHẢI HÀNH ĐẠO-ĐẾ, ĐỀU LẤY 2 PHÁP SẮC-TÂM VÀ THAM-SÂN-SI ĐỂ LÀM GỐC CHO CẢ TRONG CĂN-THÂN LẪN NGOÀI KHÍ-GIỚI.
CĂN CỨ NGAY NƠI GIÁO-PHÁP ĐỂ DẠY NGƯỜI-TRỜI ĐÂY, THÌ THẤY “CÁI-NGHIỆP” NÓ LÀM GỐC CHO THÂN NGƯỜI, THÂN TRỜI.
HA XÍCH MÊ CHẤP
QUỞ TRÁCH KẺ HỌC NHO, TIÊN MÀ CHẤP MÊ
NHO ĐẠO NHỊ GIÁO, THUYẾT NHÂN SÚC ĐẲNG LOẠI, GIAI THỊ HƯ VÔ ĐẠI ĐẠO SANH THÀNH DƯỠNG DỤC.
HAI NHÀ ĐẠO-NHO ĐẠO-TIÊN, ĐỀU NÓI CÁC LOÀI : NGƯỜI, SÚC…ĐỀU DO NƠI CÁI "ĐẠO-LỚN HƯ-VÔ" ĐẺ NÊN NUÔI NẤNG.
The Sutra says: “For various illnesses of the body, use the Willow Branch Hand.”
The Mantra: Mu di li.
The True Words: Nan. Su syi di. Jya li wa li. Dwo nan dwo.
Mu dwo yi. Wa dz la. Wa dz la.
Pan two. He nang he nang. Hung pan ja.
The verse:
Kinh nói rằng: “Nếu muốn trị các thứ bịnh trên thân, nên cầu nơi Tay cầm cành
Dương-Liễu.”
Thần-chú rằng: Mục Ðế Lệ [35]
Chơn-ngôn rằng: Án-- Tô tất địa, ca rị phạ rị, đa nẩm đa,
mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra bạn đà,
hạ nẳng hạ nẳng, hồng phấn tra.
Kệ tụng:
Dương chi thủ nhãn độ quần manh
Phiền nhiệt bệnh khổ đắc thanh lương
Khô mộc phùng xuân trọng mậu thịnh
Tử nhi bất vong thọ vĩnh xương.
Người bệnh khổ vì sốt nặng cũng được mát mẽ.
Như cây khô héo gặp mùa xuân có cơ hội sống lại.
Chết mà không mất, thọ mạng được dài lâu.
Chết mà không mất, thọ mạng được dài lâu là chỉ cho “ CHƠN TÂM BỔN TÁNH” của mình không sanh không diệt, mười pháp giới, dù là Phật hay sút sanh, dù là CỰC-LẠC hay TA-BÀ… cũng có cùng một CHƠN TÂM này. Vì “CHƠN TÂM” vô ngã (NHÂN VÔ NGÃ, PHÁP VÔ NGÃ) nên hễ duyên với pháp lành thì thành Phật, thành Bồ-tát, THÀNH CỰC-LẠC… Còn duyên với pháp ác thì thành ngạ qủi, thành súc sanh, THÀNH TA-BÀ…
NẾU CÕI CỰC-LẠC DO “DUY TÂM” SỞ HIỆN, THÌ PHẢI CÓ ĐỦ CHÁNH BÁO (PHẬT VÀ NHÂN-DÂN CỦA NGÀI) , Y BÁO ( ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, CÂY, CHIM …ĐỀU THUYẾT PHÁP. CHIM LÀ Y BÁO VÌ DO PHẬT DI-ĐÀ BIẾN HÓA RA ).
NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ “Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO” MÀ NÓI TỊNH ĐỘ Ở TRONG TÂM, CỰC-LẠC Ở TẠI ĐÂY, TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “CHƠN TÂM SỞ HIỆN NHƯ TRONG KINH HOA NGHIÊM, LĂNG NGHIÊM, DUY MA CẬT… ĐÃ NÓI.”
XIN ĐẶT Ở ĐÂY MỘT NGHI VẤN? MONG ĐỢI CÁC BẬC THIỆN-TRI-THỨC KHAI THỊ CHO RÕ.
CHÁNH BÁO : “Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó và nhân-dân của Ngài sống lâu vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ kiếp, nên hiệu là A-Di-Ðà.”
Y BÁO: “Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự-nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.”
Phật Thuyết Kinh A-Di-Ðà
(Giảng giải từng câu)
35) Mục Ðế Lệ
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúi vị trì tụng câu chú Mục Ðế Lệ, thì CÁC ĐỨC PHẬT “XUẤT HIỆN”, CHẤP TAY NGHE QÚI VỊ TỤNG CHƠN-NGÔN. Chư PHẬT đã thành tựu DƯƠNG-CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, giúp cho Qúi vị giải thoát tất cả khổ nạn như là: ĐÓI KHÁT, BỆNH TẬT, NHIỂM ĐỘC...TÂM QÚI VỊ THƯỜNG THANH LƯƠNG MÁT MẺ, LẠI CÒN CÓ THỂ GIÚP CHO THIÊN MA NGOẠI ĐẠO, TU THEO THIỆN PHÁP.
CÁC ĐỨC PHẬT CHẮP TAY NGHE TỤNG CHƠN-NGÔN
( Chư PHẬT đã thành tựu DƯƠNG-CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, giúp cho Qúi vị giải thoát tất cả khổ nạn như là: ĐÓI KHÁT, BỆNH TẬT, NHIỂM ĐỘC...TÂM QÚI VỊ THƯỜNG THANH LƯƠNG MÁT MẼ, LẠI CÒN CÓ THỂ GIÚP CHO THIÊN MA NGOẠI ĐẠO, TU THEO THIỆN PHÁP.
Và ngược lại, nếu “QÚI VỊ” Thường TRÌ DƯƠNG-CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì Qúi vị là “HÓA THÂN” của Chư PHẬT, nghĩa là cũng đạt được như Chư PHẬT vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” là khi NHIẾP CẢ 6 CĂN TỤNG “DƯƠNG-CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúi vị được “TỊNH NIỆM NỐI LUÔN VÀO “TAM-MA-ĐỊA”, ĐÂY LÀ ĐỆ NHỨT.”
( Cũng giống như phần “KIẾN ĐẠI” của ĐẠI-THẾ-CHÍ BỒ TÁT, chỉ NHIẾP 6 CĂN “Niệm Phật” nối luôn, thì hiện thời và tương lai, nhất định “THẤY PHẬT”. VÌ ĐƯỢC THẤY PHẬT, NÊN NGÀI ĐẠI-THẾ-CHÍ TU VỀ “KIẾN-ĐẠI” VIÊN THÔNG. HAY CÒN GỌI LÀ “NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG”.)
KINH LĂNG NGHIÊM
LÚC NẦY, ĐƯƠNG NIỆM TỨC VÔ NIỆM, THÌ “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” HIỆN TIỀN. CHO NÊN, CHƯ PHẬT ĐỒNG CHẤP TAY XƯNG TÁN QÚI VỊ LÀ “LÀNH THAY THIỆN NAM-TỬ! LÀNH THAY THIỆN NỮ-NHƠN!”
Kệ tụng :
Bế mục trừng tâm tụng chân ngôn
Nhất niệm bất sanh diệu thông huyền
Tam muội gia trì trí quang hiện
Chư Phật xưng tán thiện nữ nam
KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”
HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN
KỆ TỤNG
HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng
VIÊN-THÔNG VỀ KIẾN-ĐẠI
Ngài Đại-thế-chí Pháp-vương-tử cùng với năm mươi hai vị Bồ-tát đồng-tu một pháp-môn, liền từ chổ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Tôi nhớ hằng-sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, tên là Vô-lượng-quang; lúc ấy mười hai đức Như-lai kế nhau thành Phật trong một kiếp đức Phật sau hết, hiệu là Siêu-nhật-nguyệt-quang, dạy cho tôi phép Niệm-Phật-tam-muội.
Ví-như có người, một đằng chuyên nhớ, một đằng chuyên quên, thì hai người ấy, dầu gặp cũng không là gặp, dầu thấy cũng là không thấy; nếu cả hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ mãi, khắc sâu vào tâm-niệm, thì đồng như hình với bóng, cho đến từ đời nầy sang đời khác, không bao-giờ cách-xa nhau.
Thập-phương Như-lai thương-tưởng chúng-sinh như mẹ nhớ con, nếu con trốn-tránh, thì tuy nhớ, nào có ích gì; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì đời đời mẹ con không cách-xa nhau. Nếu tâm chúng-sinh nhớ Phật, tưởng Phật, thì hiện nay hay về sau, nhất-định thấy Phật; cách Phật không xa thì không cần phương-tiện, tâm tự được khai-ngộ như người ướp-hương thì thân-thể có mùi thơm, ấy gọi là hương-quang-trang-nghiêm.
Bản-nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật mà vào pháp vô-sinh-nhẫn, nay ở cõi nầy tiếp-dẫn những người niệm Phật về cõi Tịnh-độ. Phật hỏi về viên-thông, tôi thu-nhiếp tất-cả sáu căn, không có lựa-chọn, tịnh-niệm kế-tiếp, được vào Tam-ma-đề, đó là thứ nhất."
KINH LĂNG NGHIÊM
Trời, A-Tu-La, Dạ-Xoa thảy
Ai đến nghe pháp phải hết lòng
Ủng-hộ Phật-Pháp cho thường còn
Mọi người siêng tu lời Phật dạy
Bao nhiêu thính-giả đến chỗ này
Hoặc ở cõi đất hoặc trên không
Nương theo chánh-pháp ngày đêm tu
Xót thương người đời luôn cứu-hộ
Cầu cho Thế-giới thường an-ổn
Pháp-trí vô-biên lợi quần-sanh
Tất cả tội-nghiệp đều tiêu trừ
Dứt hẳn quả khổ vào viên-tịch
Thường dùng giới-hương thoa vóc sáng
Luôn gìn định-phục mặc che thân
Hoa mầu trí-giác khắp trang-nghiêm
Khắp xứ, khắp nơi thường an-lạc.
Nam-Mô Hộ-Pháp Chư-Tôn Bồ-Tát ( 3 lần )
Ma-Ha-Tát ( 1 lần )
CHUNG
Comments
Post a Comment