ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Phẩm Nhập Pháp Giới
Thứ ba mươi chín
Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 20 tháng 1 năm 1991
51.- DI LẶC BỒ TÁT
Nầy Thiện-nam-tử! Như ngươi hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?
Ngươi nên “VÀO TRONG LÂU CÁC TỲ LÔ GIÁ NA ÐẠI TRANG NGHIÊM” nầy, ngươi quán-sát khắp nơi thời có thể biết rõ học bồ-tát-hạnh, học rồi thời thành-tựu vô-lượng công-đức.
Nầy Thiện-nam-tử! Môn giải-thoát nầy tên là “TẠNG TRÍ TRANG NGHIÊM NHẬP TẤT CẢ CẢNH GIỚI BA ĐỜI CHẲNG QUÊN MẤT.
Hôm nay là buổi thuyết giảng thứ 119 về kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới.
Lần trước, chúng ta đương dừng lại ở đoạn ngài Di Lặc nói về bồ đề tâm. Ngài dùng nhiều thí dụ, nhân duyên để ví dụ về bồ đề tâm, từ các thứ thuốc, các thứ bửu châu ma ni, và còn nói rõ rằng, bồ đề tâm ấy có thể trụ được thọ mạng của mình nữa. Tới đoạn này, ngài lấy thí dụ các thứ hương để nói về bồ đề tâm.
KINH: Như hắc chiên đàn hương trên trời, nếu đốt một chỉ thời hơi hương xông khắp tiểu thiên thế giới, giá trị của tất cả chân bửu trong đại thiên thế giới đều không bằng.
GIẢNG: Chỉ cần đốt một chỉ thôi, mà hương ấy xông khắp một tiểu thiên thế giới, tức là khoảng 1000 thái dương hệ này. Vì vậy, trong kinh nói rõ, khi ta vừa thắp một nén hương khấn nguyện, thì múi hương đã xông ngay lên cung trời các vị Tứ Thiên Vương rồi.
KINH: Cũng vậy, một niệm công đức của bồ đề tâm của đại Bồ Tát xông khắp pháp giới, tất cả công đức của Thanh Văn, Duyên Giác đều không bằng được.
GIẢNG: Từ thí dụ hương hắc chiên đàn ấy, bồ đề tâm cũng vậy. Khi Bồ Tát phát bồ đề tâm lớn mạnh, chỉ cần phát một niệm thôi, công đức của niệm đó xông khắp pháp giới, với một niệm ấy, nếu lấy tất cả công đức của những vị A La Hán cộng lại cũng không bằng được. Tại sao một niệm bồ đề tâm lại ghê gớm đến thế? Vì công đức của hàng Thanh Văn, Duyên Giác chỉ vì tự lợi, như giữ giới, tu thiền định, hay tu huệ đôi chút cốt làm sao cho chính mình được giải thoát, vì vậy tâm không thể rộng lớn được, do đó công đức cũng hạn hẹp. Ngược lại, một niệm bồ đề tâm của Bồ Tát tuy về giới hạnh và định lực chưa nhiều bằng một vị A La Hán, nhưng bao trùm pháp giới, và sẽ đạt đến chỗ không hư ấy, vì vậy công đức rất ghê gớm.
KINH: Như bạch chiên đàn thoa trên thân thời có thể trừ tất cả nhiệt não làm cho thân tâm được thanh lương. Cũng vậy, bồ đề tâm của đại Bồ Tát có thể trừ tất cả hư vọng phân biệt phiền não, làm cho được trí huệ.
GIẢNG: Khi có bạch chiên đàn thoa lên thân, thì trừ được những nóng bức, phiền não làm cho tâm được thanh lương. Bồ đề tâm cũng vậy, chỉ cần khởi một niệm mà cố thổ tiêu diệt những phân biệt phiền não, khiến Bồ Tát được trí huệ. Chúng ta là người đang tập tễnh đi vào đường Bổ Tát đạo. Và trong ban kinh này, đã có một số lớn phát bô đề tâm rồi, song những phân biệt phiền não vẫn còn vì bồ đề tâm chưa nở rộng, nhưng đến một kiếp nào đó, chúng ta cũng đến mức độ trong kinh.
KINH: Như núi Tu Di, nếu ai ở gần thời đồng một màu sắc với núi này. Cũng vậy, nếu ai ở gần bồ đề tâm của đại Bồ Tát thời đồng màu với nhất thiết trí của Bồ Tát.
GIẢNG: Trong kinh kể nhiều ví dụ mà chúng ta hoàn toàn không biết, cũng không nhìn thấy. Kinh kể như thế là để cho ta biết thêm về pháp giới kỳ ảo này, nó không ù lì như chúng ta thấy bằng mắt thịt đâu. Như núi Tu Di, là xương sống của tiểu thế giới thái dương hệ này, mặt trời, mặt trăng xoay quanh núi ấy, phải có thiên nhãn mới nhìn thấy vì nó được dệt bằng thứ quang minh vi diệu hơn ánh sáng mặt trời nhiều, nó óng ánh và đổi màu sác luôn, hễ chúng sanh nào tới gần, (như loài kim súy điểu, loài rồng, hay loài thần tiên v.v.) tới gần núi ấy thì đều mang một màu sắc cùng với núi. Cũng vậy, nếu vị Bồ Tát mang bồ đề tâm đi đến đâu thì cũng tác động vào tâm thức của những người tiếp xúc với ngài, nên họ bớt đi những tâm tham, sân, si v.v… và dần dần cùng một tâm thức với vị Bồ Tát ấy. Nên trong kinh thường nói Bồ Tát nhiều khi chưa làm gì cả, mà chỉ qua lại trong thế gian thôi cũng đủ rung chuyển và tác động tâm thức của chúng sanh, khiến họ khởi tâm hòa ái, có tâm từ, bi, hỉ, xả.
Đó là những thí dụ về hương. Nay ngài Di Lặc lại qua đoạn khác nói thí dụ về cây…
KINH: Như cây Ba Lợi Chất Đa…
GIẢNG: Ba Lợi Chat Đa là một loại cây rất đặc biệt, chỉ có trên cõi trời thôi.
KINH: Hương khí của vỏ cây này không có cỏ cây hoa nào ở Diêm Phù Đề thơm bằng.
GIẢNG: Trên cung trời Đao Lợi có một cây tên Ba Lợi Chất Đa, mọc trong khu vườn Hoan Hỉ, đó là chỗ chư Thiên thường hay đến đó dạo chơi với tâm rất an lạc. Nếu so sánh những sự khoái lạc của trần gian như ăn, uống, ngủ, nghỉ, đàn ca, xướng hát, và ngay đến những chuyện ái dục nam nữ v.v… tất cả cũng không bằng một phần nhỏ niềm hoan lạc trên cõi trời. Đời sống chư Thiên trên đó chỉ rong chơi suốt ngày, ăn thì bằng xúc thực, ngửi hương của các loài hoa là đủ no. Các ngài thựờng đến chơi hơi vườn Hoan Hỉ, vào đó, tâm thần phơi phới, sung sướng vô chừng. Vì vậy nên Phật dạy, các ông không nên sinh lên cõi trời vì sẽ sướng quá, không thấy được sự khổ để muốn tiến tu.
Đến nỗi, trong kinh có kể một chuyện. Ngày xưa, ngài Mục Kiốn Liên có một người đệ tử, ông ta là một vị danh y rất giỏi, khi chết, vì có sự tu hành, phước báo nhiều, thần thức của ông ta thọ sanh vào cõi Đao Lợi. Một thời gian sau, ngài Mục Kiền Liên lại có một người đệ tử khác bị ốm nặng mà không ai chữa được, nên ngài dùng thần thông lên cõi trời Đao Lợi kiếm vị đệ tử danh y của mình hỏi xem trường hợp ốm như thế, như thế sẽ phải chữa làm sao? Lên đến nơi, ngài nhìn thấy chư Thiên lũ lượt ngựa xe sênh sang đang kéo nhau đến vườn Hoan Hỉ vui chơi, khi người đệ tử thấy thầy Mục Kiền Liên, vì quá mải chơi, chỉ đưa tay vẫy vẫy thầy rồi bỏ đi luôn, chẳng chào hỏi, lễ lạy gì thầy. Ngài Mục Kiền Liên liền dùng thần thông giữ xe ngựa người đệ tử lại, lúc bấy giờ ông này mới xuống xe lễ thầy. Lúc đó ngài Mục Kiền Liên quở trách người đệ tử sao lại đối với thầy như thế? Người đệ tứ thưa, vì tôi có ơn với thầy dưới nhân thế, nên hôm nay gặp mặt, nể tình, vẫy tay như thế đã khá lắm rồi, chứ vì ở đây vui quá, các thiên tử, thiên nữ không còn nhớ đến chuyện gì khác. Ngài Mục Kiền Liên lúc bấy giờ mới biết chuyện và hỏi thăm về bệnh của người đệ tử mình, trường hợp như thế chữa bằng cách nào? Người đệ tử trả lời xong vội vã bái biệt đi ngay. Đủ chứng tỏ, trên ấy nhiều an lạc vui thú quá, nên khó tu được. Trở lại cây Ba Lợi Chất Đa, thường chưThiên hay dạo chơi dưới bóng mát của cây, hoa thì vô số kể, buổi sáng hiện đầy hoa, chiều về thì úa tàn và biến đi. Vỏ cây này rất thơm, không có một loài hoa nào ở cõi Ta Bà thơm bằng.
Cây ba lợi chất đa trên trời như vậy, còn cây dưới nhân gian thế nào? Theo quí vị nghĩ, cây cối có cần thiết cho cuộc sống của chúng ta không? Rất cần! Vì cây tương tự như một thứ vọng tình của trái đất, nhưng là một thứ vọng tình mát mẻ. Thử tưởng tượng, một ngày kia, trái đất này không còn cây nữa thì đời sống khô khan, có lẽ con người cũng héo khô đi mà chết. Chúng ta sống nhờ những bóng mát của những vọng tình ấy. Người Mỹ hay chặt cây làm đủ chuyện, chúng ta cho rằng Mỹ ít có tình người, tức là không có vọng tình nhiều, chỉ nhiều tình dục cùng vọng tưởng mà thôi. Con người đối với nhau rất sòng phẳng, ít tình nghĩa, chỉ còn những tương quan về quyền lợi, về tưởng thôi. Nên cây cối hiện diện trên mặt đất rất quan trọng cho loài người. Nếu nhìn về phương diện hóa học, cây còn hút bớt những thán khí và nhả ra dưỡng khí, tức là làm cho không khí được mát mẻ.
Càng nghĩ, càng thấy pháp giới này biến hiện một cách rất lạ. Này nhé, ở nhân gian có cây, thì vọng tình, vọng tưởng của loài người vừa phải, nhưng dưới địa ngục thì không có cây, toàn là thành ốc, vách sắt đen sì. Ở dưới ấy, vọng tình bị đặc quánh đến độ vón lại, còn lên cõi trời dục giới thì chỉ có cây ba lợi chất đa, vọng tình của họ nhẹ nhàng thanh thoát hơn, họ thường có những cơn an lạc lớn, sung sướng vô cùng, tình dục nam nữ cũng chỉ còn rất ít. Rồi lên đến cõi trời sắc giới lại hoàn toàn không có cây, các ngài thường đắm mình trong thiền định, thân các ngài thanh tịnh và phóng quang minh mà không cần đến những vọng tình mát mẻ của cây nữa, vì vọng tình mát mẻ của cây ở tầng lớp thấp hơn các quang minh cúa các ngài. Lúc đó những vọng tưởng, tâm tư của các ngài đều mát mẻ và tự phóng quang. Nhưng sang Cực Lạc thì lại có cây, có chim luôn phát ra diệu pháp. Quí vị thấy có lạ chăng? Đó là những vọng tình từ lòng Đại từ, đại bi của ngài A Di Đà, hóa hiện ra thành cây, phổ lên thánh chúng bên đó cho thân tâm họ cảm nhận được sự mát mẻ an lạc, vì chúng sanh khi sang đó, đôi khl rất cần những bóng mát của thánh tình để tiến tu lên nữa. Cây bên Cực Lạc cũng không giống cây cõi trần gian này, vì lúc nào cũng phát ra lời thuyết pháp.
Nên những người viết văn, hay những vị nghệ sĩ làm thơ họ thường ca tụng những vọng tình mát mẻ, nhẹ nhàng. Đối tượng ca tụng của họ thường là mây, trăng, gió và cây. Ta thấy rất ít người làm thơ ca tụng những vọng tưởng lắm, vì nó quá khô và quá cao. Nên một nhà văn được gọi là nổi tiếng, chỉ là họ biết quyện vọng tình vào mình, và đó cũng là một cái nghiệp trói họ lại khó có thể đi lên, giống như con tằm quyện kén vậy.
HỎI: Như vậy những nhà văn lớn nổi tiếng như Léo Toilstoi cũng vậy sao?
ĐÁP: Cũng thế, họ như một con tằm quyện cái kén rất đẹp và có khi vĩ đại, nhưng càng vĩ đại bao nhiêu lại càng khó ra khỏi cái kén ấy bấy nhiêu. Thế gian này nguy nhất là người nào cũng hay nói đến những vọng tình, do đó tình chướng rất lớn, vì vậy mới có những ca sống chết vì tình. Khi đi sâu vào luân hồi, vọng tưởng sau sẽ trở thành sở tri chướng, vọng tình thành phiền não chướng.
KINH: Cũng vậy, hương công đức đại nguyện của bồ đề tâm của đại Bồ Tát hơn hẳn công đức của hương giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của tất cả hàng nhị thừa.
GIẢNG: Chĩ cần một tâm đại nguyện của Bồ Tát khởi lên thì công đức hơn tất cả những vị A La Hán tu về giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Chỉ có trong kinh Phật mới kể rõ chuyện trên trời, còn hơn thế nữa, ngài nói rõ các cõi khác, nói rõ ràng đủ mọi chuyện cho chúng ta nghe. Tất cả những tôn giáo khác không nói đến vì các giáo chủ của những tôn giáo ấy không có đủ thiên nhãn nên không thể nhìn thấy hết. Phải là một vị Đại Giác có đủ ngũ nhãn, đủ thần túc thông đi hết tất cả các cõi mới có thể mô tả được như thế.
KINH: Như cây ba-lợi-chất-đa dù chưa đơm hoa, nhưng nên biết chính, nơi cây này là chỗ sản xuất vô lượng hoa. Cũng vậy, tâm bồ đề của đại Bồ Tát dầu chưa phát sanh nhất thiết trí, nhưng nên biết tâm này là chỗ xuất sanh trí giác cho vô số chúng nhơn, thiên.
GIẢNG: Khi Bồ Tát phát bồ đề tâm tương tự như cây ba lợl chất đa sẽ lớn lên, rồi nở hoa, không những nở vô số hoa cho Bồ Tát ấy, mà đồng thời các ngài chỉ di động trong pháp giới như đi xuống địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, người, trời, A Tu La v.v… tất cả những người chung quanh tiếp xúc với các ngài thì tâm thức cũng được nở hoa. Lấy một thí dụ cụ thể như vị Bồ Tát ấy xuống địa ngục chẳng hạn, lửa địa ngục sẽ tắt, hoặc hàn băng của địa ngục không còn, thì những chúng sanh đương bị tội khổ có sự lạnh, nóng ấy hoát nhiên tâm thức nhẹ nhàng, cởi mở, lúc ấy cũng bắt chước ngài niệm Phật, tâm thức cũng nở hoa như các ngài vậy. Còn ở trần gian chúng ta, khi ta gặp một vị thầy đạo hạnh cao, tâm vô ngã và có tâm từ, bi, hỉ, mà chẳng cần nói năng điều gì, chỉ cần ngồi dưới gối thầy lập tức tâm thức chúng ta tan đi hết những nghi vấn, tâm ta hoát nhiên cảm thấy an ổn, yên vui.
KINH: Như dùng hoa ba lợi chất đa để ướp y phục trong một ngày, thời mùi thơm hơn hẳn dùng các thứ hoa thơm khác ướp y phục trong ngàn năm. Cũng vậy, tâm bồ đề của đại Bồ Tát huân tập công đức trong một đời hơn hẳn công đức vô lậu của hàng nhị thừa huân tập trong trăm ngàn kiếp.
GIẢNG: Bồ tát khi tu tập, khởi tâm từ bỉ hỉ xả độ sanh, thanh tịnh Phật độ, chỉ trong một đời hơn hẳn tất cả các bậc A La Hán, Bích Chi Phật, Thanh Văn, Duyên Giác trong trăm ngàn kiếp. Vì tâm bồ đề là tâm vô hạn, còn tâm của nhị thừa là tâm có hạn. Vì vậy, làm bất cứ điều gì, quan trọng nhất là cái tâm lượng mình phát, tâm mở càng lớn bao nhiêu thì công đức càng nhiều bấy nhiêu.
KINH: Như trong hải đảo mọc cây gia tử, cây, rễ, nhánh, lá, bông, trái của cây này mọi người thường lấy ăn dùng mà vẫn không hết.
GIẢNG: Nếu có những người đi biển, bị chết đói, lạc vào một hải đảo, nếu đủ túc duyên gặp cây gia tử ấy, thì có thể dùng cây đó ăn rễ, hoặc lá, hoặc bông, hoặc trái ăn hoài hoài vẫn không hết, ăn đến đâu nó lại mọc ra đến đấy, pháp giới rất kỳ ảo, tùy theo túc duyên của chúng ta mà biến hiện.
KINH: Cũng vậy, tâm bồ đề của đại Bồ Tát từ sơ phát tâm đến thành phật, chánh pháp trụ thế luôn lợi ích tất cả thế gian không lúc nào tạm dứt.
GIẢNG: Tâm bồ đề của Bồ Tát như cây gia tử, mọc hoài không hết, nó làm lợi ích chúng sanh không lúc nào dứt.
KINH: Như có nước thuốc tên là ha-trạch-ca, nếu dùng một lượng nước thuốc này thời biến được ngàn lượng đồng đều thành chân kim, chẳng phải đồng biến được thuốc này. Cũng vậy, đại Bồ Tát dùng thuốc trí hồi hướng của Bồ đề tâm, biến tất cả pháp nghiệp hoặc làm cho đều thành tướng nhất thiết trí, chẳng phải nghiệp hoặc biến được tâm này.
GIÁNG: Cho thuốc ha-trạch-ca vào đồng thì thuốc biến đồng thành vàng chứ không phải đồng biến thành vàng. Cũng vậy, bồ đề tâm của Bồ Tát làm bất cứ gì mà ngài dùng trí để hồi hướng, thiện căn hồi hướng ấy tăng trưởng rất nhiều tới chỗ trở thành rễ của nhất thiết chủng trí, đồng thời tất cả những nghiệp hoặc từ trước (như các pháp đều vô thường, hay đều thường, các pháp là khổ, vul v.v...) sẽ biến thành tướng nhất thiết chủng trí, biết rõ không có gì là trường tồn cả. Tôi cứ muốn nhắc mãi ở đây, giáo lý nhà Phật-nhất là trí huệ bát nhã-nó là một vị thuốc rất mầu nhiệm để có thể tăng trưởng thiện căn nhỏ của chúng ta đến chỗ vô cùng tận, tất cả đều do sức huyền nhiệm của tâm.
KINH: Như một ngọn đèn đem thắp trăm ngàn ngọn đèn khác, mà ngọn đèn này không tổn giảm. Cũng vậy, bồ đề tâm của đại Bồ Tát sanh thành tam thế Phật trí, mà tâm này không giảm, không hết.
GIẢNG: Nếu một vị phát bồ đề tâm mà khuyến tấn người khác tu hành, thì cũng như họ thắp ngọn đèn tâm thức của họ vào ngọn đèn của người khác, ngài Duy Ma Cật gọi đó là “vô tận đăng.” Khi ta thắp hàng trăm ngọn đèn tâm thức mà đèn tâm thức của vị đó không những không tổn giảm mà cái tâm ấy còn sáng thêm nữa. Còn nếu cho một vật hữu hình, như tiền bạc cho người nghèo, ít lâu cũng phải tận, nhưng nếu mang cho cái tâm ấy thì tâm càng ngày càng nở ra.
KINH: Như đem một ngọn đèn vào trong nhà tối, thời có thể phá trừ sự tối tăm đã trăm ngàn năm. Cũng vậy, bổ đề tâm của đại Bồ Tát đem vào trong tâm của chúng sanh, thời có thể trừ hết những phiền não nghiệp chướng trong trăm ngàn vạn ức bất khả thuyết kiếp. Như tim đèn, tùy lớn hay nhỏ mà phát ánh sáng, nếu thêm dầu thời ánh sáng chẳng tắt. Cũng vậy, đèn bồ đề tâm của đại Bồ Tát, dùng đại nguyện làm tim quang minh chiếu pháp giới, thêm dầu đại bi thời giáo hóa chúng sanh, tịnh Phật dộ, thi hành phật sự không thôi dứt. …(Bỏ một đoạn)… Như Tha Hóa TựTại Thiên vương đội thiên quan Diêm phù dàn kim, tất cả vật trang nghiêm của chư thiên từ cõi dục đều không bằng được.
GIẢNG: Trong dục giới có sáu tầng trời. Tầng trời cao nhất là Tha Hóa Tự Tại, vị vua ở tầng trời này đội thiên vương quang minh lộng lẫy. Tất cả quang minh trên mũ của chư thiên khác đềù không bằng được.
KINH: Cũng vậy, đại Bồ Tát đội bồ đề tâm đại nguyện, thời tất cả công đức của phàm phu nhị thừa đều không bằng được.
GIẲNG: Ý kinh muốn nói rằng bồ tát đạo hơn hẳn Thanh Văn và Duyên Giác thừa, hơn hẳn vì có bồ đề tâm ấy thôi.
KINH: Như lúc sư tử vương gầm rống, sư tử con nghe Hống đều thêm mạnh mẽ, còn các muôn thú khác đều kinh sự, lẩn trốn. Cũng vậy, bồ đề tâm của Pháp Vương gầm rống, chư Bồ Tát Pháp Vương Tử nghe tiếng Phật thời thêm công đức, còn người có sở đắc nghe tiếng Phật thời đều thối tán.
GIẢNG: Tu mà còn chấp ngã thì gọi còn là có sở đắc, nhưng vị ấy nghe Phật giảng về Bát Nhã, hay giảng về Diệu Tâm biến hiện, hoặc giảng về Hoa Nghiêm thì họ đều có tâm thối tán. Trái lại, người có bồ đề tâm nghe những câu kinh ấy thấy thân tâm phơi phới, tâm lúc đó nở lớn ra.
KINH: Như có người lấy gân sư tử làm dây đàn, tấu đàn này thời tiếng của những đàn khác đều tắt mất.
GIẢNG: Không biết có ai lấy gân sư tử làm dây đàn chưa, vì tôi chỉ nghe người ta lấy ruột mèo làm dây đàn thôi, nhưng nếu lấy gân sư tử làm dây đàn thì át hết cả tiếng của đàn khác.
KINH: Cũng vậy, đại Bổ Tát dùng tâm bồ dề làm dây pháp nhạc, khi tấu lên thời tất cả ngũ dục và công đức của nhị thừa đều đoạn tuyệt.
GIẢNG: Bồ Tát khi dùng tâm bồ đề làm dây pháp nhạc, khi tấu lên tất cả lòng ham muốn, mong cầu, và những công đức của nhị thừa đều đoạn tuýệt. Ý kinh nói rằng, khi những vị tu theo tiểu thừa mà nghe được pháp nhạc của bồ đề tâm, thì tất cả tâm Thanh Văn rihị thừa không còn cảm thấy ham thích nữa, chỉ muốn phát tâm bồ đề tu lên thôi.
KINH: Như có người chứa sữa dê, sữa bò nhiều như biển lớn, đem một giọt sữa sư tử nhỏ vào trong đó, thời đều biến hoại, sữa sư tử xuyên thẳng qua không bị trở ngại.
GIẢNG: Chỉ cần nhỏ một giọt sữa sư tử vào trong biển sữa dê, sữa bò thì các sữa ấy đều hỏng cả, vì tất cả sữa ấy có thể bị hoại. Sữa sư tử xuyên qua không bị trở ngại.
KINH: Cũng vậy, đại Bồ Tát đem tâm bồ đề vào trong biến phiền não nghiệp đã chứa từ vô lượng kiếp, thời đều hư hoại, (tức là các nghiệp từ vô lượng kiếp đều bị phá tan), mà bồ đề tâm thẳng qua vô ngại, trọn không trụ quả giái thoát của nhị thừa.
GIẢNG: Bồ Tát mang bồ đề tâm đi vào biển phiền não, thì biển phiền não ấy tự tiêu dung, đồng thời bồ đề tấm đi thẳng lên mà không trụ vào những quả nhị thừa. Ngài ví dụ các cây, các thuốc, các bửa châu v.v… bây glờ ngài qua vị dụ của chim.
KINH: Như chim Ca Lăng Tần Già lúc còn ở trong vỏ trứng đã có thế lực, các loại chim khác đều không bằng được. Cũng vậy, bồ đề tâm của đại Bồ Tát có những thế lực công đức đại bi, hàng Thanh Vãn, Duyên Giác không bằng dược.
GIẢNG: Có một loại chim Ca Lăng Tầng Già, tiếng hót rất hay, khi còn ở trong trứng mà oai lực của nó đã hơn các chim khác, thì bồ đề tâm của đại Bồ Tát cũng vậy, tuy chưa chứng đắc, định lực còn thua hàng Nhị thừa mà thế lực công đức lại hơn nhiều.
KINH: Như chim Kim Sí lúc mới sanh cặp mắt sáng lanh, bay liệng mau chóng, tất cả các chim khác dầu đã sanh lâu, đã trưởng thành, vẫn không bằng được.
GIẢNG: Trong kinh thường nhắc về một loài thần điểu, đó là Kim Sí Điểu, nhục nhãn chúng ta không nhìn thấy, chỉ có thiên nhãn mới thấy, nó có hai cánh rộng đến hàng vạn dặm, đập một cái có thể bay rất xa, nó cũng là những vị hộ pháp thường đi theo hầu các vị Phật và Đại Bồ Tát, có lúc nó hiện hình thành chim, có lúc hiện hình thành phi nhơn. Chim Kim Sí Điểu thường đến bãi biển Hương Thủy Hải bay bổng trên cao, cặp mắt rất sáng soi suốt đáy biển để bắt những con rồng con để ăn nuốt, trừ những con rồng nào đã qui y Phật, Pháp, Tăng thì nó lại không bắt.
KINH: Cũng vậy, đại bồ tát phát bồ dề tâm làm Pháp vương Tử thời trí huệ thanh tịnh, đại bi dũng mãnh, tất cả hàng nhị thừa dầu đã tu hành trăm ngàn kiếp vẫn không bằng được. Như đại lực sĩ Ma-Ha Na-Già, nếu phấn khởi oai lực, thời trên trán nổi bóng ghẻ.
GIẢNG: Trong kinh có kể những vị lực sĩ, khi phấn khởi oai thần thì tự nhiên trên trán nổi lên một cục thịt, lúc đó vị lực sĩ đó khỏe vô cùng, trong đây dùng chữ “bóng ghẻ” để chỉ cục thịt ấy.
KINH: Nếu bóng ghẻ chưa lặn thời tất cả người trong Diêm Phù Đề không ai đấu sức lại. Cũng vậy, đại Bồ Tát nếu khởi đại bi thời tất định phát bồ đề tâm, lúc chưa xả tâm này thời tất cả thế gian, những ma và ma dân không làm hại được. Như người tập bắn tên, trước đặt chân, sau mới tập bắn. Cũng vây, đại Bồ Tát muốn học đạo nhất thiết trí của Như Lai, trước phải an trụ tâm bồ đề, rồi sau mới tu hành tất cả Phật pháp.
GIẢNG: Như người muốn học bắn tên, trước phải tập cách đứng cho vững. Bồ Tát tu hành cũng thế, trước phải phát bồ đề tâm đã, làm cho tâm vững vàng tăng trưởng, sau đó mới tu các pháp hạnh khác.
KINH: Như ảo thuật, không có hình sắc mà hiện ra hình sắc. Cũng vậy, bồ đề tâm của đại Bồ Tát dầu không hình sắc thấy dược, nhưng có thể khắp thập phương pháp giới thị hiện những công đức trang nghiêm.
GIẢNG: Chỉ riêng có tâm bồ đề ấy thôi mà có thể tùy ý hiện tất cả các hình sắc trang nghiêm để cúng dường chư Phật, để thanh tịnh Phật độ và hóa độ chúng sanh.
KINH: Như mèo chồn vừa nhìn thấy chuột, thời chuột Iiền rút vô hang chẳng dám ra. Cũng vậy, đại Bồ Tát phát bồ đề tâm tạm dùng huệ nhãn xem nghiệp hoặc, thời nghiệp hoặc liền lẩn trốn chẳng còn sanh.
GIẢNG: Khi Bồ Tát phát bồ đề tâm, dùng huệ nhãn của ngài nhìn các nghiệp hoặc như các phiền não chướng, các vọng tình, vọng tưởng thì tất cả những thứ đó đều tiêu dung hết, giống như con chuột thấy mèo thì chui vào trong hang không còn dám ra nữa.
KINH: Như có người giỏi vào biển lớn, tất cả loài thủy tộc không làm hại đựợc, giả sử vào miệng cá Ma Kiệt cũng không bị cắn nuốt.
GIẢNG: Trong kinh Hiền Ngu, có kể chuyện về cá Ma Kiệt. Kể rằng: Có những vùng biển rất kỳ ảo, ngay bây giờ có lẽ cũng có hai nơi, một nơi là tam giác Bermuda ở ngay sát nước Mỹ, chỗ này, người đi biển hay bị mất tích, đến độ không còn để lại một dấu vết gì, ngay cả tàu bè cũng không. Chỗ thứ hai được mệnh danh là Devil Sea (Biển Quỉ), chỗ này cũng rất nhiều trường hợp tàu bè bị mất tích, nhưng không bằng ở Bermuda (hai vùng biển đó có thể có cá Ma Kiệt hoặc quỷ La Sát). Kinh cũng kể trường hợp như sau: Người đi biển nếu tự nhiên thấy trên không hiện ra hai mặt trời, rồi lại thấy có một hàng núi lởm chởm sừng sững trước mặt, thì đó có thể là cá Ma Kiệt rồi vậy. Hai mặt trời là hai cái mắt của nó, còn hàng núi lởm chởm là răng của nó, cá đó thường là hậu thân của những vị bạo chúa, như Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông hoặc Stalin v.v…
Sau khi những bạo chúa này chết đi, quả báo sẽ bị đọa địa ngục trong trăm ngàn vô số kiếp, sau đó còn dư báo lên làm cá Ma Kiệt. Cá Ma Kiệt phải chịu một đau khổ vô biên vì mình nó rất lớn, dài hàng trăm dặm, trong vẩy bao giờ cũng lúc nhúc những con côn trùng, suốt ngày cán rỉa thịt cá, thỉnh thoảng cá đau quá phải quẫy lên đập tan tành một khoảng biển rộng nhuốm đầy máu của nó, vì nó quẫy quá mạnh. Sau đó nó ngủ luôn một trăm năm, khi nó tỉnh dậy, bèn há miệng thở phì phò, nước biển nổi cơn giông tố tất cả thuyền bè đều trôi tuột vào miệng cá. Không biết quí vị có tin không, tôi thì tin chắc như vậy, vì kinh không nói lời hư vọng. Trong kinh Hiền Ngu, đức Phật hay kể những câu chuyện thật hiếm có, kể nhiều cái lạ mà tâm thức chúng ta không tưởng tượng nổi, nên nhiều khi chúng ta thấy vô lý và không chịu tin. Nhưng nếu chịu khó suy tư kỹ thì sẽ thấy cũng đúng thật.
KINH: Như có người giỏi vào biển lớn, tất cả loài thủy tộc không làm hại được. Giả sử vào miệng cá Ma Kiệt cũng không bị cắn nuốt.
GIẢNG: Chúng ta thấy rõ, tất cả đều do phước báo của chúng ta. Nếu ta có đủ phước báo trang nghiêm, hoặc bồ đề tâm, thì dù có đi trên một chiếc tau năm trăm người mà cho dù có bị trôi tuột vào bụng cá cũng không bị chết. Cách đây độ vài tháng, trên báo có đăng câu chuyện một người bị cá nuốt vào bụng, ông ta ở trong bụng cá mấy ngày cũng chưa chết, sau con cá bị bẫy đem lên mổ bụng họ mới thấy người ngư phủ trong ấy. Chưa chết! Nên chúng ta phải tin sâu chắc ở nghiệp quả, trong kinh nói sức của nghiệp rất mạnh, có thể bắn chúng ta vào địa ngục, tương tự như sức bắn của mũi tên vậy, mà nghiệp nó đeo đẳng theo chúng ta cả hàng trăm, hàng ngàn, ngàn kiếp, không có cách gì thoát khỏi được, ngoại từ chúng ta biết tu hành, để chuyển,tâm, chuyển nghiệp, và nhất là phải phát bồ đề tâm, ngoài ra không còn cách nào khác.
KINH: Cũng vậy, đại bổ tát phát tâm bồ đề vào biển sanh tử, những nghiệp phiền não không làm hại được, giả sử vào trong pháp thiệt tế của Thanh Văn, Duyên Giác cũng chẳng bị họ làm lưu ngại.
GIẢNG: Khi chúng ta đang sống đây, đang tưởng mình làm “những chuyện lớn” với đầy tham vọng, chính là đang bơi lội trong biển sanh tử mà không biết, vi bất cứ cái gì cũng có thể làm ta sa đọa. Nhưng nếu ta có bồ đề tâm, một tâm thật thanh tịnh thì không một tai họa nào có thể hại được, ngoại trừ những định nghiệp. Những nghiệp ấy, nhiều khi chúng ta cũng phải trả, nhưng thay vì trả quả báo rất nặng thì nó sẽ chuyển thành quả báo nhẹ hơn. Một thí dụ như vị vua Lưu Ly con của vua Ba Tư Nặc, mang quân diệt tất cả dòng họ Thích Ca, giết mấy chục ngàn phụ nữ, đức Phật cũng biết điều đó, và ngài Mục Kiền Liên muốn cứu mà không được .vì định nghiệp quá kiên cố của dòng Thích Ca. Ngài Mục Kiền Liên cứu bằng cách để hết người của dòng Thích Ca vào trong bình bát của mình đưa lên cõi trời, nhưng rồi khi mở bình bát ra thì thấy các vị ở trong cũng bị chảy máu ra mà chết, đức Phật cũng không cứu vì đó là để cho họ trả nghiệp cũ của họ. Nhưng về sau, có khoảng 2000 người phụ nữ dòng Thích Ca bị vua Lưu Ly chặt chân tay và bị chôn sống, (có lẽ do túc duyên từ nhiều kiếp trước) đức Phật nhập từ tam muội để cứu tất cả 2000 người ấy. Sau đó ít lâu, vua Lưu Ly bị quả báo khi vua đóng quân bên bờ sông lớn, ban đêm thác lũ nổi dậy, cuốn trôi hết cả vua lẫn quân.
Nên nghiệp báo trước hết là có hoa báo, tức là hiện đờl này phải chịu rồi, nếu kiếp này sát sanh nhiều thì ngay đời này ta sẽ bị đau yếu bệnh tật luôn. Khi chết phải xuống địa ngục thì gọi là quả báo, bị khổ không biết bao nhiêu kiếp, sau đó nghiệp báo đã dứt thì được đầu thai trở lại làm người, nhưng bị tàn tật, què quặt, hoặc mới xinh ra thân căn đã bị thiếu sót, như đui, què, ngọng, điếc v.v… thì gọi là dư báo. Đó là những định nghiệp mà chúng sanh phải chịu, nhưng nếu tu hành khá thì nghiệp ẽ được nhẹ bớt, quả báo cũng nhẹ hơn.
Còn bất định nghiệp là những nghiệp nhẹ, bình thường, có thể chuyển hóa được nghiệp đó nếu chúng ta biếtt tu hành, hoặc làm lành, tránh dữ. Nếu biết sám hối đến chảy máu mắt thì nghiệp nặng cũng tiêu.
Trong kinh, có một đoạn ngài Xá Lợi Phất hỏi đức Phật rằng, nếu một người nằm mộng giết người có tội hay không? Phật trả lời, cái đó còn tùy tâm người ấy, vì khi tỉnh dậy, nếu còn lấy làm đắc chí thì tội thêm nặng, ngược lại nếu sám hối ngay thì tội sẽ teo lại. Nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn nói rằng, trí lực biết về các nghiệp của chúng sanh chỉ có Phật mới biết rõ, vì ngài có được ngũ nhãn. Nhưng người trí có thể chuyển nghiệp lớn như núi Tu Di thành nhỏ như cây kim, còn người ngu thì cũng có thể làm nghiệp nhỏ như cây kim biến thành nghiệp lớn như núi Tu di được.
Tôi xin dừng nơi đây, không biết có vị nào cần hỏi gì không?
HỎI: Thưa ông vừa dạỵ nên phát bồ đề tâm, xin ông cho những thí dụ cụ thể vì có nhiều người thắc mắc không biết phát bồ đề tâm như thế nào. Có thể họ sẽ hiểu rằng phát những thiện nghiệp như thương người, bố thí v.v… thì theo tôi quan niệm, những việc làm thiện này chỉ là tâm phúc báo chứ không phải tâm bồ đề, thuộc về phúc báo hữu lậu. Nên ông vừa giảng phải chuyển tâm, hoặc phát tâm. Nhưng tôi lại trộm nhớ trong kinh Kim Cang có câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” mà nhờ câu đó mà tổ Huệ Năng ngộ được dạo.
Vậy thì cái tâm không có chỗ trụ thì làm sao phát được bồ đề tâm, vậy thì lấy cái gì để phát, lấy cái gì để chuyển?
ĐÁP: Chúng ta cũng phải nhớ rằng tâm bồ đề có hai mặt, một mặt là bát nhã, đi vào không. Một mặt là đại đại bi vào có, đi vào giả. Còn câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang tức là chỉ nói đến mặt Bát Nhã mà thôi. Muốn phát bồ đề tâm thì phải phát cả hai mặt rằng: “Xin được trí huệ không tuệ (bát nhã), đồng thời cũng xin được lòng đại bi bình đẳng (đại bi).” Không phải cho riêng mình, mà chỉ là để độ tất cả chúng sanh và xin tịnh tất cả quốc độ. Cũng vậy, thường trong phần cuối của các buổi lễ vẫn có phần “tứ hoằng thệ nguyện” mà chúng ta vẫn thường tụng: Chúng sanh vô biên thề nguyện độ, phiền não vô tận thề nguyện đoạn, pháp môn vô lượng thề nguyện học, phật đạo vô thượng thề nguyện thành. Chúng ta thường đọc tụng như thế, nhưng phần đông chưa ý thức được rõ tầm sâu rộng ghê gớm của nó, nên khi tụng niệm các vị sư thường khuyên chúng ta nên chuyên tâm là vì vậy.
Cách đây khoảng mười hai năm, khi tôi còn ở nhờ trong một ngôi chùa nhỏ miền Seattle, lúc ấy, gần như mỗi ngày tôi hay đắm mình trong những trang kinh, và nhiều khi hoang mang không biết làm cách nào để phát bồ đề tâm bây giờ. Chúng ta làm gì có lòng đại từ bi như chư Phật và chư Đại Bồ Tát, mà cũng không thể có trí huệ bát nhã, nên ngần ngại, không dám phát bồ đề tâm. Một đêm nọ, tôi đọc được phẩm số 17 của kinh Hoa Nghiêm về sơ phát tâm bồ đề, lúc bấy giờ tôi mới hiểu ra. Ở đời này, mình nên phát bồ đề tâm như ta gieo một hạt lúa, sau sẽ mọc lên cây. Lúc bấy giờ khoảng 11 giờ đêm, tôi ra chánh điện thắp nén hương và xin phát bồ đề tâm ngay. Chúng ta đừng ngại rằng căn cơ hạn hẹp, chưa đủ để phát, vì chúng ta cần phải gieo trồng hạt giống trước, sau mới mọc lên cây được, mà cây lá càng xum xuê bao nhiêu thì bồ đề tâm càng tăng trưởng, trí huệ càng cao, lòng từ bi càng bình đẳng.
Tất cả những chuyện chúng ta làm, từ lúc mới đi tu cho đến khi thành Phật, bao nhiêu công đức đó, nếu ta phát bồ đề tâm thì đã được một nửa rồi. Phát bồ đề tâm là “Đại thệ trang nghiêm, cầu trí huệ thần thông, biết tất cả các pháp, để độ tất cả các chúng sanh.” Nói tóm lại, chúng ta tự lập cho chúng ta một nguyện lớn (đại thệ) là độ tất cả chúng sanh và trang nghiêm tất cả tịnh độ. Vì chư Phật buồn nhất là chúng ta chỉ đi một phần ba đường, rồi ngừng lại, không chịu đi tiếp nữa. Vì vậy, Phật lúc nào cũng khuyến cáo định tánh nhị thừa Thanh Văn, Duyên Giác, vì các vị ấy cho như vậy là đủ rồi, và ngừng chân ở đó thôi.
HỎI: Nếu ông cho phép, tôi xin kể một vài câu chuyện điển hình mà tôi biết rõ xảy ra có thật, một vài mẫu người có thể họ có tâm bồ đề và làm phật sự trong đời này. Mục đích chỉ để gây thêm tín tâm và sự tinh tấn cho người nghe mà thôi.
ĐÁP: Chúng tôi hoan hỉ muốn nghe, xin ông cứ kể.
HỎI: Trong đời tôi có quen một vài người rất lạ. Khoảng năm 1960, ông ta đậu nha sĩ ở Sàigòn. Không biết đây có phải tâm này là tâm bồ đề của ông không, ông không hề biết đến một quyển kinh, đọc một trang sách. Nhưng trong con người ông thể hiện một sự từ bi rất cao. Sau khi đậu xong bằng nha sĩ, không như những người khác, xêng xang quần chùng áo dài mở một phòng mạch thật đẹp để kiếm tiền của, mà cứ mỗi thứ Bảy, Chủ nhật đến chùa Vĩnh Nghiêm, chữa bệnh không công, còn những ngày thường thì mở một phòng mạch nhỏ ở nhà, ai có tiền thì trả, không thì thôi. Đồng thời, ông nuôi rất nhiều dân bụi đời. Đến ngày Sàigòn mất, ông được hội nha sĩ đưa qua Pháp, ông cũng tiếp tục hành nghề bên ấy, và đồng thời cũng mở một quán ăn, tôi có hỏi ông rằng: Công việc của anh đã bận như thế rồi, còn mở quán ăn làm gì nữa? Ông ta trả lời rằng, để cho những người đói ăn. Sau hai năm thì kiệt, không còn đủ tiền tài và sức lực để ôm đồm như thế nữa, ông bỏ sang Algérie mấy năm, kiếm thêm một mớ tiền về Pháp lại mở quán ăn tiếp.
Một nhân vật thứ hai tôi cũng may mắn được bỉết.
Tôi quen anh ta năm anh 21 tuổi, anh là một người rất đẹp trai, anh dạy toán trong một trường trung học. Mới 21 tuổi mà đã đậu được bằng toán học đại cương (ngày đó mà đỗ được bằng này là rất giỏi). Sau đó tự nhiên anh bỏ trường, không dạy nữa, không ai biết lý do tại sao. Tình cờ sau này tôi gặp lại mới biết anh đi học thuốc của một thầy lang địa phương cách đó khoảng năm chục cây số, đồng thời anh học thêm hán văn. Chỉ cần học sáu tháng mà hán văn anh rất giỏi và thông suốt. Bẳng đi đến năm 1958 tôi lại gặp anh ở Sàigòn thấy anh mặc một bộ quần áo bà ba trắng, đầu cạo trọc, chân đi đôi dép rất thường. Tôi mừng rỡ hỏi anh đi đâu đấy? Tôi đi bốc thuốc. Hiện giờ nhà anh ở đâu? Anh trả lời rất hồn nhiên vui vẻ, nhà tôi bây giờ chỉ là một cái thuyền trên sông, mỗi năm về Sàigòn bốc thuốc hai lần, rồi đi các vùng sông lạch để chữa bệnh cho những người nghèo. Được biết trước đó anh đã qua Ấn tu được ba năm, sau đó mới về làm những hạnh chữa bệnh cho mọi người.
Tóm lại, hai mẫu người này, thực tình tôi thành tâm rất đáng kính phục, nếu trong đời này còn được những người như thế cũng đáng khích lệ cho chúng ta tinh tấn phát bồ đề tâm để tu hành lắm chứ!
ĐÁP: Những mẫu người như thế, theo tôi nghĩ chắc có lẽ nhiều kiếp đã tu Bồ Tát đạo rồi, nên với dục lạc thế gian không còn bị thu hút, đắm nhiễm nhiều nữa.
Thân tâm họ nhẹ nhàng, không còn thô tháo trần trược như chúng ta, vì tôi thấy chúng ta chưa thể làm được như họ. Nhưng cũng không phải thế mà chúng ta phát nản. Chúng ta vẫn có thể trưởng dưỡng bồ đề tâm bằng những việc nhỏ, tùy theo tâm niệm mình làm, và nhất là tùy theo khả năng hiện có của mình. Tỷ dụ như khi ra di đường, nhìn thấy con giun nằm quằn quại trong nắng, ta chỉ cần nhón tay để nó vào trong bóng mát với một tâm bình đẳng từ bi, hay gặp một con chim sắp chết, hoặc xuống phố gặp kẻ tàn tật, đói kém thì giúp họ v.v… Đó cũng là những hành động tuy không có gì có vẻ ghê gớm om sòm nhưng cũng trưởng dưỡng được bồ đề tâm rồi. Nhưng phải làm bằng một hành động tự nhiên, bỗng động lòng thương xót. Ngược lại, nếu chỉ vì muốn làm thế dể cho mình tăng thêm phước đức hay cầu gia đạo được bình an thì tâm ấy cũng tốt, nhưng vẫn còn rất kém, chỉ gieo thêm căn lành cho phước đức hữu lậu thôi (tức là vẫn còn ở trong tam giới). Tóm lại, điểm quan trọng nhất vẫn là cái tâm mình tịch nhiên hoặc chấp trước như thế nào thì sự dội lại của nó mạnh nhiều hay ít. Nói một cách dễ hiểu, những gì chúng ta làm khiến cho tâm rộng ra, phá bỏ ranh giới tự và tha thì đó là trưởng dưỡng tâm bồ đề.
HỎI: Thưa, ông nói chữ “chuyển tâm” và chữ “phát tâm” thì hai cái đó giống nhau hay khác nhau?
ĐÁP: Phát tâm là chúng ta quyết tâm lập đại thệ trang nghiêm như vậy. Còn chuyển tâm là sám hối, hay suy nghĩ những lời dạy trong kinh, dùng con mắt trí huệ chiếu soi để thấy tất cả tánh không của mọi vật, hoặc tăng tâm từ bi v.v… để sửa đổi lối nhìn và sử sự đều gọi là chuyển tâm cả. Thường là nên phất tâm trước, sau mới tập đến chuyển tâm. Kinh Hoa Nghiêm có phẩm Ly Thế Gian dạy ta chuyển tâm.
Không biết còn vị nào muốn hỏi nữa không?
Vậy xin ngừng ở đây, hẹn gặp quí vị kỳ sau.
Comments
Post a Comment