ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

HOA NGHIÊM KINH

 

Phẩm Nhập Pháp Giới

Thứ ba mươi chín

 

Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà

Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH



Diễn Giảng

PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI


Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng


Ngày 22 tháng 7 năm 1990



Kính thưa Thượng Tọa trụ trì cùng chư vị đạo hữu.

 

Trong lần trước, chúng ta đã tới vị thiện tri thức thứ 42, tức là ngài Thiên Nữ Thiên Chủ Quang. Nay chúng ta sẽ đi đến vị thiện tri thức thứ 43.



43- BIẾN HỮU

 

Nầy Thiện-nam-tử! Nơi đây có Ðồng-Tử tên là

“THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ HỌC BỒ TÁT TỰ TRÍ”ngươi nên đến hỏi.

 

 

Thiện-Tài từ Thiên-Cung xuống đi lần đến thành Ca-Tỳ-La chỗ của BIẾN HỮU đảnh lễ hữu-nhiễu, đứng chắp tay cung kính thưa rằng:

Ðại-Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe Ðại-Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

Biến-Hữu nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Nơi đây có Ðồng-Tử tên là “THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ HỌC BỒ TÁT TỰ TRÍ”, ngươi nên đến hỏi.



KINH: Này thiện nam tử, thành Ca Tỳ La có đồng tử sư tên là Biến Hữu. Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học bồ tát hạnh, thế nào tu bồ tát đạo.

GIẢNG: Vị Thiên Nữ chỉ làm việc chỉ đường, không dạy gì cả. Đồng Tử Sư là một vị vốn là đồng tử tên là Biến Hữu vẫn chỉ nói lên sự biến hóa ấy.

KINH: Nhờ nghe pháp, Thiện Tài vui mừng hớn hở thiện căn bất tư nghì tự nhiên thêm lớn rộng.

GIẢNG: Nghe pháp xong, Thiện Tài vui mừng hớn hở và suy tư về điều đó, tâm tự nhiên nở ra, thêm lớn. Nên chuyện suy tư, hớn hở, pháp hỉ khi đọc kinh hoặc nghe thuyết pháp rất quan trọng. Thiện căn bất tư nghì, là thiện căn không thể nghĩ bàn được.

KINH: Bèn đảnh lễ nơi chân Thiên Nữ Thiên chủ Quang, hữu nhiễu vô số vòng từ tạ mà đi.

GIẢNG: “hữu nhiễu vô số vòng…” để tỏ lòng trân trọng và vui mừng hớn hở. Tâm càng ngày càng lớn rộng, trong sáng.

KINH: Thiện Tài từ Thiên Cung xuống…

GIẢNG: Cũng giống như lúc Thiện Tài từ Bồ Đề Đạo Tràng lên cung trời đao Lợi, kinh cũng không kể rõ Thiện Tài đi bằng cách nào. Một là nếu tu hành chưa cao lắm thì thường ngồi dưới đất, vào định xuất thần thức lên cõi trời Đâu Suất, còn Thiện Tài tu đã cao lắm rồi, có thể ngài mang cả sắc thân phàm nhưng rất ít nghiệp chướng để lên thiên cung.

KINH: …đi lần đến thành Ca Tỳ La chỗ của Biến Hữu đảnh lễ hữu nhiễu, đứng chắp tay cung kính thưa rằng: Bạch Đại Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, mà chưa biết bồ tát thế nào học bồ tát hạnh, thế nào tu bồ tát đạo.

Biến Hữu nói: Này thiện nam tử, nơi đây có Đồng Tử tên Thiện Tri Chúng Nghệ Học Bồ Tát Tự Trí, ngươi nên đến hỏi.

GIẢNG: Vị thiện tri thức này không dạy Thiện Tài gì cả mà lại giới thiệu ngay cho một vị khác. Vị khác này cũng là một đồng tử, tên Thiện Tri chúng Nghệ Học Bồ Tát Tự Trí, tức là khéo biết tất cả các trí nghệ thuật của thế gian này và xuất thế gian. Chúng nghệ, là các môn học. Bồ Tát tự trí, tu đến mức độ đó rồi thì vào được tam muội ấy, trí nở ra, biết tất cả những môn học ấy.



44- THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ HỌC BỒ TÁT TỰ TRÍ

 

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết

“MÔN GIẢI THOÁT BỒ TÁT THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ” nầy.


 

Thiện-Tài vâng lời đến đảnh lễ đồng-tử, cung kính thưa rằng:

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo. Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

Ðồng-Tử nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát-môn tên là thiện-tri-chúng-nghệ.

Ta hằng xướng trì những tự-mẫu nầy:

Lúc xướng chữ A, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là bồ-tát-oai-lực nhập vô-sai-biệt cảnh-giới.

Lúc xướng chữ ÐA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là vô-biên-sai-biệt-môn.

Lúc xướng chữ BA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-chiếu-pháp-giới.

Lúc xướng chữ GIẢ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-luân-đoạn-sai-biệt.

Lúc xướng chữ NA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đắc-vô-y-vô-thượng.

Lúc xướng chữ LÃ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là y-chỉ-vô-cấu.

Lúc xướng chữ ÐẢ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là bất-thối-chuyển-phương-tiện.

Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là kim-cang-tràng.

Lúc xướng chữ ÐỒ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là nhật-phổ-luân.

Lúc xướng chữ SA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là hải-tạng.

Lúc xướng chữ PHƯỢC, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-sanh-an-trụ.

Lúc xướng chữ ÐÁ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là viên-mãn-quang.

Lúc xướng chữ DÃ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là sai-biệt-tích-tụ.

Lúc xướng chữ SẮC-TRA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-quang-minh-tức-phiền-não.

Lúc xướng chữ CA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là Vô-sai-biệt-vân.

Lúc xướng chữ TA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là giáng-chú-đại-vũ.

Lúc xướng chữ MẠ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đại-lưu-thoan-khích-chúng-phong-tề-trĩ.

Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật  tên là phổ-an-lập.

Lúc xướng chữ THA, thời  nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là chơn-như-bình-đẳng-tạng.

Lúc xướng chữ XÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhập-thế-gian-hải-thanh-tịnh.

Lúc xướng chữ TOẢ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là niệm-nhứt-thiết-phật-trang-nghiêm.

Lúc xướng chữ ÐÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát-giản-trạch-nhất-thiết-pháp-tụ.

Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thuận-nhất-thiết-phật-giáo-luân-quang-minh.

Lúc xướng chữ KHƯ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-nhơn-địa-trí-huệ-tạng.

Lúc xướng chữ XOA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tức-chư-nghiệp-hải-tạng.

Lúc xướng chữ TA-ÐA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quyên-chư-hoặc-chướng-khai-tịnh-quang-minh.

Lúc xướng chữ NHƯƠNG, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tác-thế-gian-trí-huệ-môn.

Lúc xướng chữ HẠT-LÃ-ÐA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là sanh-tử-cảnh-giới-trí-huệ-luân.

Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết-trí-cung-điện-viên-mãn-trang-nghiêm.

Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-phương-tiện-tạng-các-biệt-viên-mãn.

Lúc xướng chữ TA-MẠ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thập-phương-hiện-kiến-chư-phật.

Lúc xướng chữ HA-BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát nhất-thiết vô-duyên chúng-sanh phương-tiện nhiếp-thọ linh xuất-sanh vô-ngại-lực.

Lúc xướng chữ THA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-xu-nhập-nhất-thiết-công-đức-hải.

Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là trì-nhất thiết-pháp-vân-kiên-cố-hải-tạng.

Lúc xướng chữ TRA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-nguyện-phổ-kiến-thập-phương-chư-Phật.

Lúc xướng chữ NÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát tự-luân hữu vô-tận chư ức tự.

Lúc xướng chữ TA-PHÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là hóa-chúng-sanh-cứu-cánh-xứ.

Lúc xướng chữ TA-CA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quảng-đại-tạng-vô-ngại-biện-quang-minh-luân-biến-chiếu.

Lúc xướng chữ DÃ-TA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tuyên-thuyết nhất-thiết-phật-pháp cảnh-giới.

Lúc xướng chữ THẤT, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết chúng-sanh-giới pháp-lôi biến-hống.

Lúc xướng chữ SÁ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là dĩ vô-ngã-pháp khai-hiểu chúng-sanh.

Lúc xướng chữ ÐÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết pháp-luân sai-biệt-tạng.

Nầy Thiện-nam-tử! Lúc ta xướng những tự-mẫu như vậy, thời trước tiên ta nhập bốn mươi hai môn bát-nhã ba-la-mật đây cùng với vô-lượng vô-số môn bát-nhã ba-la-mật.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT BỒ TÁT THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ” nầy.

Như chư đại Bồ-Tát có thể đối với pháp thiện-xảo thế-gian và xuất-thế-gian dùng trí thông đạt đến bỉ-ngạn. Những phương-pháp lạ, những nghề nghiệp khéo đều thấu đáo không sót. Hiểu rành những văn tự toán số, Y-phương, chú-thật, trị lành bịnh tật.

Lại biết rành những chỗ sản xuất vàng, bạc, châu, ngọc, san-hô, lưu-ly, ma-ni, xa-cừ, tất cả kho tàng bửu-vật, những phẩm-loại, những giá-trị.

Những xóm làng thành ấp, cung điện vườn tược, núi, rừng, suối, ao phàm những chỗ ở của tất cả nhơn chúng, Bồ-Tát đều có thể phương-tiện nhiếp thọ.

Bồ-Tát lại khéo quán-sát thiên-văn, địa-lý, tướng người tốt xấu, tiếng của chim thú, mây ráng khí hậu, trúng mùa, thất thu, quốc độ an nguy, tất cả kỹ nghệ thế-gian Bồ-Tát đều rành rẽ tận nguyên bổn tất cả.

Bồ-Tát lại có thể phân biệt pháp xuất thế, chánh-danh biện-nghĩa quán-sát thể tướng, tùy thuận tu hành, trí nhập trong đó, không nghi ngại, không ngu tối, không ngoan độn, không ưu-não, không trầm một, đều hiện chứng tất cả.

Ta thế nào biết được, nói được công-đức-hạnh đó.

Nầy Thiện-nam-từ! Nước Ma-Kiệt-Ðề có một tụ-lạc, trong đó có thành Bà-Ðát-Na. Trong thành ấy có một ưu-bà-di tên là Hiền-thắng.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, tu bồ-tát-đạo?

Thiện-Tài đảnh lễ Tri-Nghệ Ðồng-Tử, hữu-nhiễu vô-số vòng, luyến mộ chiêm ngưỡng từ tạ mà đi.


KINH: Thiện Tài vâng lời đến đảnh lễ đồng tử, cung kính thưa rằng, bạch Đức Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo. Tôi nghe đức thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

Đồng tử nói: Này thiện nam tử, ta được bồ tát giải thoát môn tên là thiện tri chúng nghệ. Ta hằng xướng trì những mẫu tự này…

GIẢNG: Mẫu tự là những chữ cái. Vị này tu một pháp môn thường xướng trì (vừa hát to giọng vừa quán chiếu), những chữ cái Phạn tự. Những mẫu tự này là do vị Phạm Thiên đặt ra, nên có rất nhiều huyền lực tác động vào tâm thức người xướng lẫn người nghe.

KINH: Lúc xướng chữ A, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là Bồ Tát oai lực nhập vô sai biệt cảnh giới.

GIẢNG: Khi ngài xướng chữ A, ngài quán chiếu rồi nhập môn tam muội là bát nhã ba la mật tên là bồ tát oai lực nhập vô sai biệt cảnh giới. Vô sai biệt cảnh giới là không hải của Bát Nhã, khi tất cả ý niệm, tất cả cảnh giới, hình tướng v.v… rơi vào trong tam muội vô sai biệt ấy tức là đã vào không hải, gần vào đến chân tâm.

KINH: Lúc xướng chữ Đa, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là vô biên sai biệt môn.

GIẢNG: ở trên là vô sai biệt, còn đây là vô biên sai biệt môn. Khi xướng chữ A tâm rơi vào không hải ấy, tâm lặng lẽ tịch tĩnh. Đến khi xướng chữ ĐA thì trái lại nhập vào tất cả tướng sai biệt. Vậy thì chữ A là quán đi vào không, chữ ĐA là quán đi vào Giả. Quán đến chữ BA là quán trung. Sự tu hành chỉ có hai loại chuyển động tâm thức ấy thôi, chuyển động vào không, và chuyển động ra giả chứ không có gì khác hết. Nhưng đến khi làm cho thành thục rồi, thì sẽ đắc đạo.

KINH: Lúc xướng chữ BA thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là phổ chiếu pháp giới.

GIẢNG: Phổ chiếu pháp giới là chiếu đầy khắp, tức là quán trung đạo. Như trong ngôn ngữ nhà thiền gọi là vừa tịch, vừa chiếu. Tâm phải giữ thật lặng lẽ, nhưng sáng sáng ngời chiếu soi tất cả pháp giới.

KINH: Lúc xướng chữ GIẢ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là phổ luân đoạn sai biệt.

GIẢNG: Phổ luân đoạn sai biệt là tâm lúc bấy giờ như một luồng quang minh xoay như bánh xe, đoạn tất cả những sai biệt, tức lúc đó nó lại vào cái Không. Đại khái như vậy. Sau đó ngài kể ra 42 mẫu tự, mỗi mẫu tự khi ngài quán không, lúc quán giả, nhưng thường là quán trung. Mỗi mẫu tự, lại đưa ngài vào một môn tam muội với quyền năng riêng biệt của nó. Nhà Phật gọi môn mẫu tự này là tự môn, cũng gọi là tự luân, vì quán những mẫu tự xoay tròn như bánh xe. Trong nhiều kinh cũng nói về môn này, như trong kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm thứ 13, phẩm Văn tự. Trong đó nói có hai loại văn tự: mãn tự và bán tự. Mãn tự là chữ đầy, tức là đầy đủ. Mãn tự tượng trưng cho diệu tâm. Bán tự tượng trưng cho những hiện tượng phát xuất từ diệu tâm ra. Một mặt là trên bình diện bản thể tuyệt đối, mãn tự. Một mặt trên bình diện tượng hiện tương đối, bán tự…

Thuyết của nhà Phật nói rằng, tất cả kỹ thuật thế gian này đều từ văn tự mà ra. Trước hết, ta cần biết rằng ngôn ngữ và văn tự có hai thứ. Những văn tự thường của thế gian, (như chữ quốc ngữ của chúng ta chẳng hạn,) là do người chế ra. Tất cả ngôn ngữ thế gian phần nhiều là ngôn ngữ thường, do người sáng chế. Nhưng còn một loại chữ nữa, từ thời rất xa xưa, những loại chữ cổ thì không biết có phải là thứ ngôn ngữ thần thánh hay không. Nhưng riêng chữ Phạn thì nhiều sách vở, nhiều kinh nói rằng đó là ngôn ngữ của thần thánh. Tại sao lại gọi là ngôn ngữ thần thánh? Vi nó được chế ra bởi những bậc thánh, do các vị Phạm Thiên viết ra. Trong sách nói tiếng Phạn có 42 mẫu tự, và những mẫu tự đó sinh ra tất cả những tự khác. Nên chữ Phạn mới có giá trị thiêng liêng là ở chỗ đó.Các vị Phạm Thiên này viết theo hình tướng của những luồng quang minh, và diệu âm của pháp giới này. Mỗi thứ quang minh có một diệu âm riêng của nó và những ba động riêng, nên mới có những mẫu tự khác nhau.

Đại khái là như vậy, chúng ta không thể hiểu rõ hơn vì đây là lối tu hành rất bí mật của Mật Tông. Trong Kinh Đại Bảo Tích cũng có những chương nói toàn về mẫu tự và Đà La Ni cả. Còn trong Mật Tông, khi tu tập họ phải hát to những mẫu tự ấy lên với một giọng đúng, đồng thời trong óc phải quán chiếu mẫu tự ấy. Quán chiếu như vậy tức là quán chiếu luồng quang minh lay động như thế nào và phát diệu âm ra sao. Tỷ như chữ A là tượng trưng cho diệu tâm ở trạng thái tịch tĩnh của nó, hết sức yên lặng. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn cũng nói về mây chủng tử này. Nhân đây, tôi xin đọc một đoạn kinh trong Đại Bảo Tích để quí vị thấy Đức Phật giảng về nghĩa tịch tĩnh của tâm, môn này gọi là tịnh thanh quang minh đà la ni. Tịnh, thanh là âm thanh thanh tịnh, đồng thời âm thanh ấy có một thứ quang minh riêng của nó. Tụng âm thanh ấy, thì đắc được môn đà la ni đó. Trong thời mạt pháp này, tuy chúng ta không tu theo mật tông, nhưng cũng cần nên phải dựa vào mật chú nhiều. Vì chú là mật ngôn của Chư Phật, nên có rất nhiều thần lực chu biến khắp nơi, và cũng có nhiều vị đại quỉ thần hay hộ trì cho người trì kinh, trì chú. Nên phải hiểu cái mức độ quan trọng của sự trì chú và quán chiếu các chủng tự tức mẫu tự.

Đây là một đoạn kinh trong Đại Bảo Tích, ngài Đà La Ni Tự Tại Vương Đại Bồ Tát nói, nhưng được Phật ấn chứng.

KINH: Chữ A ở đầu tất cả các chữ, lúc đại Bồ Tát này nói chữ A liền có thể nói tất cả pháp.

GIẢNG: Tức là nói về cái tâm ấy xuất sanh các pháp.

KINH: Chữ A có nghĩa là “không có.”

GIẢNG: ở đây ngài nói chữ A có nghĩa là không có, chính là rỗng không.

KINH: Không có ấy là các pháp không có căn, không có sanh, không có sơ khởi, không có biên tế, không có tận cùng.

GIẢNG: Chúng sanh thường chấp có đầu, có đuôi, có sự tận cùng, có biên tế v.v… nhưng nhà Phật nói tất cả những thứ chấp ấy cũng đều là vọng tưởng. Vì chính trong biển tâm tịnh tĩnh chẳng có gì cả, ngay cả đến cái không cũng không có nữa. Nhưng sở dĩ chúng ta thấy tất cả mọi vật là có, là không…, là vì cái tâm chúng ta còn động, nên mới khởi lên tất cả những vẻ lung linh hư ảo của thế giới này.

KINH: Không cố tạọ tác, không có lai, không có khứ, không có trụ, không có tánh, không có xuất, không có hành, không có tăng, không có giảm, không có chủ.

GIẢNG: Không có gì cả, không có chủ thể, cái ngã cũng chỉ là một vọng tưởng thôi.

KINH: không có tác động, không có nguyện cầu, không hí luận, cũng không giác quán, không nói, không nghe, không ở, không vào.

GIẢNG: Vì cái nghe, cái nói, cái ở, cái vào ấy đều do cái tâm động đậy phân biệt của chúng sanh. Cái tâm ấy là do sự tích lũy từ vô thủy nay nở ra, khiến ta thấy là có người, có vật, có cảnh giới, có hành động, thi vi tạo tác v.v… Vì người kia cũng chẳng phải thực là người, hoặc đi qua cái cửa thì cái cửa ấy cũng chẳng phải thực là cửa, mà hành động đi vào cũng chẳng phải là vào. Vì sao? vì tất cả những cái đó đều rỗng không cả, đều chỉ là giả hiện tùy theo nghiệp lực của mình thôi. (Tôi biết nói như thế, quí vị thoạt nghe cũng … khổ tâm không ít, nhưng nếu quí vị cứ chịu khó lắng nghe và suy tư chừng năm, mười năm thì sẽ thấy những lời kinh thật lạ lùng, kỳ diệu.)

Sở dĩ đạo Phật dám nói thế là vì nếu chúng ta là loài người nhìn thấy có tất cả mọi vật, nhà cửa, xe cộ, vườn, rừng v.v…, nhưng nếu có một thứ chúng sanh khác, với một cộng nghiệp khác, đi qua thì lại chẳng thây gì cả, vì thân căn của những chúng sinh đó dệt bằng một thứ quang minh khác và có thể đi qua vách tường, nhà cửa như đi vào không trung. Vì vậy, đạo Phật dạy chúng ta lối nhìn cao hơn, sâu hơn, để thấy tất cả chỉ như mơ, như mộng, như tia nắng quải. Quán chiếu như vậy đến một ngày nào, khi đi giữa phố đông người, ta có thể thấy được rằng, mọi sự, mọi vật chỉ chập chờn như tia nắng quải thôi, thì lúc đó ta đã quán khá rồi, và mức độ tâm thức hiểu đạo cũng sâu hơn. Đến lúc đó sẽ bớt phiền não, có khi đến mức độ bất tử nữa. Vì tất cả việc sống chết đều là do tâm động đậy phân biệt của chúng sanh mà phát khởi, chứ thực ra, không có vấn đề sống, chết, mà chỉ là vì chúng ta ở một mức độ tâm thức quá thấp nên thấy những phân biệt ấy thôi. Nếu chịu khó lặn sâu hơn nữa, thì sẽ thây rằng, con người là bất tử, và bệnh, tật, ốm đau, cùng sự chết chóc chỉ là giả hiện…, như trong mộng mà thôi. Đạo Phật xuất hiện nơi đời chỉ dạy chúng ta mở rộng và sâu cái tầm nhìn của ta, mà muốn nhìn được như vậy, phải có trí huệ bát nhã và lòng đại bi bình đẳng mới có thễ lên đến mức độ tuyệt vời.

KINH: Các pháp không, vô ngã, không có chúng sanh, không tịnh, không mạn, không tên, không chủ, không sĩ phu.

GIẢNG: Trong kinh thường dùng chữ sĩ phu để chỉ cái chủ thể. Ngoại đạo hay chấp cái chủ thể (ngã) là của mình, (gọi là Thần Ngã),còn trong đạo phật thì dùng chữ sĩ phu.

KINH: không nội, không ngoại, không thường, không tướng, không nhớ, không lường, không làm, không dấu vết, không câu, không chữ, không ngại, không cùng chung, không theo mình, không theo người, không phóng, không thủ, không xả, không số, không thân, không tịnh, không có cảnh giới, không có dục giới, sắc giới, vô sắc giới, không có thọ sanh, không có dẫn dắt…

GIẢNG: Chúng ta nói có các Đại BồTát dấn dắt chúng sanh, nhưng trong nghĩa rốt ráo lại không phải, vẫn chỉ như mộng huyễn mà thôi.

KINH: Không có đen trắng, không cặn bã, không tư duy, không thời gian, không qui về.

GIẢNG: Thời gian là một vọng tưởng, mà qui về cũng là vọng tưởng của không gian.

KINH: Không thanh tịnh, không tạp uế, không thiêu đốt, không quên Phật, không nhà cửa, không chi tiết, không lay động, không đứng ngừng, không bền chắc, không mỏng manh, không thây được, không chạm được, không sáng, không tối, không lỗi, không tội, không thiệt, không hư, không si ngu, không huệ, không chứng, không kiến, không vào, không giác, không xúc, không thức v.v…

GIẢNG: Đại khái một lỗ chữ không như vậy. Điểm này, tôi biết quí vị mới nghe thì thấy nản lắm, nhưng xin quí vị cứ ráng nghe đi, vì dù chỉ là nghe thôi, công đức cũng đủ ghê gớm lắm rồi. Vì sao? vì không mấy ai tin và hiểu những điều này cả. Tóm lại, chữ A là chỉ trạng thái tịch tĩnh, vắng lặng của Không hải, diệu tâm ấy. Nhưng ngài triển khai thêm cho chúng ta thấy rõ thôi, nhưng nó ‘lại thâu tóm trong câu bát bất rất nổi tiếng của ngài Long Thọ mà Phật tử nào cũng phải biết:

Không sanh cũng không diệt
Không đoạn cũng không thường
Không lai cũng không khứ
Không nhất cũng không dị
Con đảnh lễ Đức Phật
Bậc Đại Tôn Tối Thắng.

Vậy thì, đạo Phật muốn nói rằng, tất cả những ý niệm khởi lên do ý thức của con người đều không đúng, mà chỉ nắm được một khía cạnh lệch lạc nào đó thôi. Như biển cả kia, chúng ta chỉ nhìn thấy được một lượn sóng mà không thây được toàn thể cái biển cả. Chữ A tượng trưng cho biển cả, chứ không phải lượn sóng. Bản hoài của Chư Phật là muốn diệt hết tất cả những lượn sóng trong tâm thức của ta như yêu, ghét, giận, hờn v.v… thì sau này mới rơi vào được không hải ấy.

Đủ thấy rằng, diệu tâm phát ra trùng điệp những cơn lốc quang minh, mỗi lớp quang minh, kèm một lớp diệu âm, khởi lên quyện lại với nhau, nở thành ra những cái hoa, tức là các thứ trong khí thế gian. Nên kinh Hoa Nghiêm là kinh của vô lượng quang minh và diệu âm. Cũng như sau này, chúng ta sẽ đọc đến chỗ gọi là diệu ý hoa môn, là thành diệu ý hoa, diệu là chỉ cho cái hạnh (bi), ý là chỉ cho cái trí, Bát Nhã. Bi và trí lồng vào nhau kết lại thành những cánh hoa.

Vị thiện tri thức này tu pháp môn tự luân, pháp môn xướng trì, trong khi xướng chữ A thì quán chiếu nó theo chữ Phạn, nổi thành nét lửa trên tâm nguyệt luân của vị đồ. Xướng lâu rồi, thì vào tam muội tên là vô sai biệt cảnh giới, tức là vào được biển Không hải của Bát Nhã. Mật Tông là chỉ chuyên xướng lên và quán những mẫu tự cùng tụng chú. Thần chú đôi khi mang một vài ý nghĩa nhưng phần nhiều là tên các vị Đại Thần Linh cả. Như chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm trong đó toàn là tên của các vị thần linh và các Đại Bồ Tát, như ngài Quán Thế Âm, cùng những chư đại bồ tát khác. Đó là những mẫu tự ghép lại thành tên của các ngài Còn ở đây là những mẫu tự nguyên sơ, nên chú có huyền lực ghê gớm.

KINH: Lúc xướng chữ NA, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là đắc vô y, vô thượng.

GIẢNG: Đắc vô y vô thượng tức là vào cái không hải ấy.

KINH: Lúc xướng chữ LÃ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là y chỉ vô cấu.

GIẢNG: Cũng là vào đến cái Bạch Tịnh Thức ấy, vào cái vô cấu thức ấy.

KINH: Lúc xướng chữ ĐẢ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là bất thối chuyển phương tiện.

GIẢNG: Trong nhà Phật các vị Đại Bồ Tát hay khởi tâm đại bi, dạy hai thứ pháp, thiệt và quyền, pháp vô lậu và pháp hữu lậu. Những pháp chưa ra khỏi thế gian thì gọi là thối chuyển phương tiện, hữu lậu, còn những pháp ra khỏi thế gian thì gọi là bất thối chuyển phương tiện, vô lậu. ở đây, khi ngài đọc chư ĐẢ, vào tam muội ấy, ngài nói những pháp cao nên gọi là bất thối chuyển tam muội.

KINH: Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là kim cang tràng.

GIẢNG: Đại khái đó là môn ba la mật của tràng trí huệ, gọi là Kim Cang.

KINH: Lúc xướng chữ Đồ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là nhật phổ luân.

GIẢNG: Nhập vào trí huệ đó, xoay như bánh xe và phổ vào tất cả mọi nơi.

KINH: Lúc xướng chữ SA, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là hải tạng.

GIẢNG: Câu này ý cũng là đi vào chỗ sai biệt.

KINH: Lúc xướng chữ PHƯỢC, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là phổ sanh an trụ.

GIẢNG: Câu này dạy chúng ta song chiếu, thọ sanh tất cả mọi nơi nhưng vẫn an trụ ở điểm “không hư” nơi không hải.

KINH: Lúc xướng chữ ĐÁ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là viên mãn quang.

GIẢNG: Cũng chỉ để dạy chúng ta chiếu trí huệ đầy khắp, viên mãn.

Quí vị ngồi nghe nhữngthứnày có thấy…chán không? tôi chỉ sợ, quí vị nghe nhàm tai ngủ gục mất!

PHẬT TỬ: Nghe thì thấy cũng có… hơi chán, nhưng xin ông cứ nói tiếp, vì theo như ông đã dạy ở đây nhiều lần, hiểu hay không ít nhiều cũng lọt vào đến tàng thức, thì chắc cũng được phần nào công đức.

KINH: Lúc xướng chữ DÃ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là sai biệt tích tụ.

GIẢNG: Cũng là đi vào đại bi.

KỈNH: Lúc xướng chữ SẮC-TRA, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là phổ quang minh tức phiền não.

GIẢNG: Tức có nghĩa là làm ngưng lại, làm sạch tất cả phiền não. Ở đây ý nói phóng các quang minh làm sạch tất cả phiền não cho chúng sanh.

KINH: Lúc xướng chữ CA, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là vô sai biệt vân.

GIẢNG: thì ở đây, ngài lại dạy tâm thức ta phải trở lại cái vô sai biệt đó… như một đám mây.

KINH: Lúc xướng chữ TA, thời nhập bát nhã ba la mật mồn tên là giáng chú đại vũ.

GIẢNG: Lúc nhập bát nhã này thuyết pháp như một cơn mưa lớn vậy. chúng ta phải hiểu rằng các vị Đại Bồ Tát từ địa thứ chín trở lên, khi thuyết pháp rất ghê gớm, các ngài thuyết pháp bằng tâm lực biến hóa tràn đầy thế gian, từ trên mỗi lỗ lông, các ngài phát ra một mẫu tự nào, thì tất cả cây cỏ vô tình cùng hữu tình đều khởi lên diệu âm thuyết pháp, và tùy theo ngôn ngữ âm thanh riêng biệt, loài chúng sanh nào nghe cũng hiểu cả.

KINH: Lúc xướng chữ MẠ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là đại luti thoan khích chúng phong tề trĩ.

GIẢNG: Nội đọc cái tên của tam muội này thôi cũng đủ chới với rồi, rất khó hiểu. Thì đại khái môn tam muội là như vầy, đại lưu, ngọn nước lớn, tâm ngài biến hiện như ngọn nước lớn, đồng thời phong tề trĩìà ngọn núi rất cao. Tâm các ngài biến hiện các cảnh giới như vậy để độ chúng sanh.

KINH: Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là phổ an lập.

GIẢNG: ở đây, tôi xin nhắc là tuy trong kinh nói bát nhã ba la mật môn nhưng tất cả không chỉ riêng về bát nhã mà còn có đại bi nữa.

KINH: Lúc xướng chữ XÃ, thời nhập môn bát nhã ba la mật tên là nhập thế gian hải thanh tịnh. Lúc xướng chữ TỎA, thời nhập môn bát nhã ba la mật tên là niệm nhất thiết phật trang nghiêm. Lúc xướng chữ ĐÀ, thời nhập môn bát nhã ba la mật tên là quán sát giản trạch nhất thiết pháp tụ.

GIẢNG: Khi ngài vào tam muội ấy, thì có thể phân biệt tất cả các thứ pháp tụ lại thành ra một thứ nào đó (giản trạch).

KINH: Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát nhã ba la mật tên là tùy thuận nhất thiết phật giáo luân quang < minh.

GIẢNG: vẫn là những pháp luân quang minh.

KINH: Lúc xướng chữ KHƯ, thời nhập môn bát nhã ba la mật tên là tu nhân địa trí huệ tạng. Lúc xướng chữ XOA, thời nhập môn tam muội tên là tức chư nghiệp hải tạng.

GIẢNG: Nghiệp chúng sanh lớn như một cái biển mà ngài có thể làm dừng lại cái biển nghiệp ấy.

KINH: Lúc xướng chữTA-ĐA, thời nhập môn bát nhâ ba la mật tên ìà quyện chư hoặc chướng khai tịnh quang minh.

GIẢNG: “Quyện” là làm sạch, làm sạch tất cả nghiệp chướng. Ngài còn nói rất nhiều những mẫu tự, nhưng đại khái là như vậy, tôi xin nói lược qua phần này vì chắc quí vị đã … nản lắm rồi. Sau cùng đến mẫu tự thứ 42 …

KINH: Lúc xướng chữ ĐÀ, thời nhập môn bát nhã ba la mật tên là nhất thiết pháp luân sai biệt tạng.

GIẢNG: Cũng vẫn đi vào sai biệt, tức vẫn dùng đại bi. Chúng ta thấy trong kinh có nói đến mấy vị đồng tử, vị đồng tử này thứ 44, tên là Thiện Tri Chúng Nghệ Bồ Tát Tự Trí. Còn vị thiện tri thức thứ 14 là một vị đồng tử tên là Đồng Tử Tự Tại, ngài Tự Tại chỉ nói về toán học thôi, vỊ này thì cao hơn, nhưng vẫn dạy về các pháp môn, học thuật trong thế gian. Nhưng đến vị đồng tử thiện tri thức thứ 50 thì ngài dạy về như huyễn. Khi chúng ta đi vào bát nhã, vào diệu tâm ấy, tu hành lâu có đại bi tâm, khi khởi lên nó sẽ bao trùm cả pháp giới này, trong đó có bao nhiêu kỹ thuật, toán số, ví dụ, bao nhiêu môn học, nghề khéo v.v… ta đều biết hết, vì tất cả chỉ từ trong tâm mà ra. Vì sao thế? Vì từ vô lượng kiếp, khi thì ta làm cá, rùa, khi làm người Ấn Độ, khi thì làm nhà bác học, chư Thiên, loài quỉ, loài rồng, v.v… mà không những ở cõi này, chúng ta còn lang thang nhiều cõi khác nữa (giang hồ ham chơi quên quê hương mà!), nên sự biết của chúng ta miên man và rộng như vậy. Tất cả những chủng tử ây rớt vào trong tàng thức của ta, đến khi ta khởi tâm tu hành, muốn trở về, khi tu đến mức độ nào đó, có thễ mở cái kho tàng thức ấy thì tất cả đều “bổn cụ,” biết hết tất cả những chúng nghệ ở thế gian.

KINH: Này thiện nam tử, lúc ta xướng những mẫu tự như vậy, thởi trước tiên ta nhập bốn mươi hai môn bát nhã ba la mật đây cùng với vô lượng vô số môn bát nhã ba la mật.

Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát bồ tát thiện tri chúng nghệ này. Như Chư Đại Bồ Tát có thể đối với pháp thiện xảo thế gian và xuất thế gian dùng trí thông đạt đến bỉ ngạn.

GIẢNG: Đến bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tột bờ mé.

KINH: Những phương pháp lạ, những nghề nghiệp khéo đều thâu đáo không sót. Hiểu rành những văn tự toán số, y phươhg, chú thuật, trị lành bệnh tật. Lại biết rành những chỗ sản xuất vàng bạc, châu, ngọc, san hô, lưu ly, ma ni, xà cừ, tất cả kho tàng bửu vật, những phẩm loại, những giá trị.

GIẢNG: Dùng thiên nhãn thấy được chỗ nào có vàng bạc, hoặc những đồ quí giá trên thế gian, đồng thời biết luôn cả kỹ thuật khai thác những đồ đó.

KINH: Những xóm làng thành ấp, cung điện vườn tược, núi rừng, suối, ao, phàm những chỗ ở của tất cả nhơn chúng, Bồ Tát đều có thể phương tiện nhiếp thọ.

GIẢNG: Những chỗ ở của chúng sanh, bồ tát có thể tùy phương tiện mà xây cất thành trì, nhà cửa v.v…

KINH: Bồ tát lại khéo quán sát thiên văn, địa lý, tướng người tốt xấu, tiếng chim của thú, mây ráng khí hậu, trúng mùa, thất thu, quốc độ an nguy, tất cả kỹ nghệ thế gian Bồ Tát đều rành rẽ tận nguyên bổn tất cả.

GIẢNG: Ở đây nói đến quốc độ an nguy, chúng tôi xin nhắc điểm này, mà trong kinh lúc nào cũng nói đến. Nói rằng, nơi nào có những vị minh quân, dùng chánh pháp tri dân, nơi đó không thể có tai họa được. Còn nơi nào muốn tránh giặc giã, tránh những thiên tai, như động đất, hỏa hoạn, sóng thần, lụt lội, tật bệnh, thất mùa v.v… thì nơi đó nhân dân chịu khó tụng chú, nếu không tụng được thì đeo chú trọng mình, nơi đó không thể có tai họa được, bắt buộc các vị quĩ thần phải đưa tai họa ra chỗ khác. Cho dù giặc giã tới đầy ngoài thành, mà cả nhân dân trong thành tụng chú thì rồi quỉ thần cũng phải thu xếp sao cho đám giặc ấy phải tan. Đó lặ diều khó tin, nhưng suy nghĩ lâu rồi sẽ thấy đúng, vì đạo lý vận hành của pháp giới là từ chỗ tâm vô hình tỏa ra chỗ hữu hình.

Nên phật tử chúng ta ở đây, trong mỗi thời tụng kinh, nhớ hồi hướng cho Việt Nam đói khổ.

Nay xin trở về kinh…

Từ đầu đến giờ, tôi đã nói có rất nhiều vị thiện tri thức rất khó gặp, rất khó nhìn thấy, ngược lại, cũng có những vị trông thấy được ngay. Ở vị thiện tri thức đầu là ngài Đức Vân thì Thiện Tài phải quán bảy ngày, bảy đêm mới thấy được, về sau thì có nhiều vị thường thường gặp dễ, nhưng đến những vị Chủ Dạ Thần, thân các ngài mênh mông vô biên như hư không Thiện Tài phải quán chiếu lâu mới thấy.

Đến ngài Ma Gia phu nhơn là khó thây nhất, trong kinh nói rằng Thiện Tài phải vừa đi, vừa suy tư quán chiếu mãi. Vì các ngài khoác một diệu sắc thân, ở một mức quang minh vi tế rất sâu. Khi Thiện Tài quán đến đâu thì chiêu cảm đến đó, bắt đầu ngài quán trên con đường đi gặp Ma Gia phu nhơn, thì chiêu cảm những vị Chủ Thành Thần, rồi đến hai vị Thân Chúng Thần, sau đến vị La Sát Vương, sau cùng mới đến ngài Ma Gia phu nhơn. Từ đây trở đi, Thiện Tài rất dễ gặp các vị thiện tri thức, vì các ngài mang một sắc thân người. Sau cùng đến ngài Di Lặc và ngài Phổ Hiền thì rất khó gặp, phải quán chiếu rất lâu, phải đi gần đến chỗ Bạch Tịnh Thức lúc đó mới thây được ngài, mặc dù ngài vẫn ngồi ở Bồ Đề Đạo Tràng bên cạnh đức Phật. Từ vị thứ 45 đến 50 tuy các ngài rất cao nhưng ngài dạy rất ngắn, vì không cần phải dạy nhiều, nói qua là Thiện Tài cũng đủ hiểu rồi, vì đường tu chứng của Thiện Tài có lẽ gần đến đệ thập địa rồi.



NIỆM PHẬT THẬP YẾU 

Hòa thượng Thích Thiền Tâm 


Tiết 60.- TỪ TÁN TÂM SẼ ĐI ĐẾN ĐỊNH TÂM

 

Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, hoặc trụ nơi câu niệm Phật, gọi là Định Tâm Niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không nhớ Phật mà suy nghĩ mông lung việc khác, đó là Tán Tâm Niệm Phật. Tán tâm mà niệm, hiệu lực so với định tâm yếu kém rất nhiều. Vì lẽ ấy, từ xưa đến nay các bậc thiện tri thức đều khuyên người cố gắng định tâm trì niệm, đừng để tán tâm. Cho nên tán tâm niệm Phật không đủ làm gương mẫu.

Tuy nhiên, mỗi tác động bên ngoài đều liên quan đến tiềm thức, tức là thức thứ tám ở bên trong. Nếu tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, thì sáu chữ hồng danh kia từ đâu phát hiện? Đã có sáu chữ hiện thành, tất phải có hai chuyển lực: một là do chủng tử, từ tiềm thức phát hiện ra ngoài. Hai là sức tác động từ ngoài lại huân tập trở vào bên trong. Cho nên chẳng thể nói tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, bất quá so với định tâm nó yếu kém hơn nhiều mà thôi. Lối niệm tán tâm từ xưa đến nay không được đề xướng, nhưng hàm ý và công dụng của nó cũng không thể phủ nhận. Vì thế cổ nhơn có lưu một bài kệ rằng:


Di Đà sáu chữ pháp trung vương,
Tạo niệm phân vân chớ ngại màng!
Muôn dặm phù vân che ánh nhật.
Nhơn hoàn khắp xứ ửng dương quang.


Bài kệ này suy ra có điều xác đáng. Bởi hạt giống niệm Phật nơi thức thứ tám khi thành thục, tất dẫn phát thức thứ sáu khiến cho sanh khởi tịnh niệm. Rồi từ thức thứ sáu lại cổ động ra năm thức trước để thành hiện hành. Nhưng vì lúc chủng tử niệm Phật trải qua thức thứ sáu, bởi trần nhiễm của chúng sanh sâu dày, nên bị các niệm khác lấn cướp, tuy có lọt khỏi vòng vây song ảnh hưởng còn lại chẳng bao nhiêu. Ví như ánh mặt trời tuy rực rỡ, nhưng vì bị nhiều lớp mây che, nên khi lọt xuống nhân gian, chỉ còn vẻ ửng sáng. Nhưng ánh sáng thừa ấy sở dĩ có, cũng do công năng ảnh hưởng của mặt trời. Biết được lẽ này, người tu Tịnh Độ đừng quá ngại màng đến tạp tưởng phân vân, chỉ liên tiếp niệm hết câu này sang đến câu khác, chánh niệm còn được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Niệm như thế một lúc lâu, tự nhiên ngựa ý sẽ quay về tào, vượn lòng lần lần vào động. Niệm một lúc lâu nữa, thì chánh niệm hiển lộ rõ ràng, không cần gạn bỏ điều nhiếp, mà tự nhiên thành tựu. Hiểu được lẽ này thì chỉ quí niệm nhiều, đừng ngại tán tâm. Như nước tuy bợn đục, lóng mãi tất sẽ thành trong. Người tuy tạp niệm nhiều, niệm Phật lâu tất sẽ thành chánh niệm. Nên biết cổ đức khi đi đứng nằm ngồi và tất cả hành động đều niệm Phật. Nếu các vị ấy hoàn toàn dùng định tâm mà niệm, thì lúc đi đường tất phải vấp chạm, hoặc khi tả kinh hay làm việc cũng không thể thành công. Cho nên người xưa cũng có lúc phải phân tâm mà niệm, nhưng vẫn không rời câu niệm Phật, bởi dù có tán tâm vẫn không mất phần ảnh hưởng.

Đến đây, xin thuật một câu chuyện. Lúc nọ, có người đến hỏi một thượng tọa: "Thưa thật với thầy, tôi niệm Phật đã hơn mười năm nay mà vọng niệm vẫn còn nhiều, không biết cách chi trừ diệt. Tôi có đi nhiều nơi cầu hỏi phương pháp với những bậc đã tu trước mình. Vị này đưa kinh nghiệm này, vị kia dạy cách khác, có một đại đức lại khuyên tôi nên nín hơi niệm luôn hai mươi mốt câu rồi nuốt một cái. Tôi đã áp dụng qua đủ mọi phương thức, nhưng chỉ định tâm được lúc đầu, rồi sau có lẽ vì lờn quen nên vọng niệm trở lại như cũ. Không biết thầy có phương pháp nào hữu hiệu để dạy tôi chăng?"

Vị thượng tọa đáp: "Điểm thất bại đó do ông không bền lòng, mà cứ thay đổi đường lối. Nên biết phàm phu chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay gây tạo nghiệp nhiễm vọng quá nhiều đâu thể nhứt thời mà thanh tịnh được! Chỗ cốt yếu là phải dụng tâm cho bền lâu. Tôi xin đưa ra đây hai thí dụ: Ví như một bình nước hôi nhơ dẫy đầy, ông đem nước thơm sạch đổ vào. Vì nước dơ đã đầy, nước sạch tất phải dội ra ngoài, song ít nhứt nó cũng lưu lại trong bình một vài giọt. Nếu ông cứ bền tâm đổ vào mãi, ngày kia bình nước hôi sẽ hóa ra nước sạch thơm. Lại ví như ông đau bịnh dạ dày, uống thuốc chi cũng đều ói mửa ra. Ông cứ bền lòng dùng ngay thuốc trị bịnh dạ dày mà uống, đừng thay đổi thuốc chi khác. Mỗi phen uống tuy có bị ói mửa, nhưng chất thuốc cũng lưu lại ít nhiều, lần lần bệnh của ông sẽ dứt. Bệnh phiền não vọng tưởng của chúng sanh cũng thế, dùng thuốc niệm Phật điều trị tự nhiên là thích đáng, nếu thay đổi mãi làm sao thành công? Như có người dùng phèn lóng nước, nó chưa kịp trong, lại nóng nảy vội quậy lên đổ muối vào, đổ muối chưa kịp trong, lại quậy lên đổ vôi bột vào. Cứ thay đổi mãi như thế, làm sao nước trong cho được? Thế nên vấn đề dứt vọng niệm, không phải do nơi thay đổi nhiều phương pháp, mà ở nơi lựa một phương pháp thích hợp rồi thật hành cho bền lâu là thành tựu." Vị ấy nghe xong gật đầu cho là hữu lý.

Như đã nói, muốn được định tâm, điểm căn bản là phải dụng công cho bền lâu. Tuy nhiên nếu sợ niệm lực tán loạn, cần có phương tiện để tâm dễ yên tịnh, thì nên áp dụng pháp Thập Niệm Ký Số đã trình bày ở trước. Phép này do dùng hết tâm lực ghi nhớ từ một đến mười câu, nên dễ vào tịnh định. Nếu tâm còn rối loạn và không thể dùng phép Thập Niệm Ký Số, thì trong mỗi câu niệm chỉ cần chú tâm ghi giữ cho chắc một chữ "A". Khi chữ A còn thì mấy chữ khác đều còn, nếu mê mờ để cho nó mất, tất năm chữ kia cũng mất. Lại chữ A cũng chính là chữ căn bản, và là mẹ của tất cả chữ. Chú tâm vừa niệm vừa ghi chắc chữ A, lâu lâu tự nhiên tâm và cảnh đều tiêu tan dung hợp thành một khối, lượng rộng lớn dường hư không, Phật và mình cũng đều mất. Lúc bấy giờ đương nhiên chữ A cũng không còn. Nhưng lúc trước nó mất là do bởi tâm xao động rối loạn, lúc này nó không còn chính thuộc về trạng thái dung hóa của thường định. Đây là hiện tượng tâm cảnh đều không, điểm sơ khởi để đi vào Niệm Phật Tam Muội.


KINH: Lúc xướng chữ A, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là Bồ Tát oai lực nhập vô sai biệt cảnh giới.




45.- ƯU BÀ DI HIỀN THẮNG

 

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết

“MÔN BỒ TÁT GIẢI THOÁT VÔ Y XỨ ĐẠO TRÀNG” nầy.


 

Thiện-Tài đến thành Bà-Ðát-Na đảnh lễ HIỀN THẮNG, hữu-nhiễu cung kính, chắp tay thưa rằng:

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

ƯU BÀ DI Hiền-Thắng nói:

Nầy Thiện-nam-từ! Ta được môn bồ-tát giải-thoát tên là vô-y-xứ đạo-tràng. Nơi môn giải-thoát nầy, ta đã thông đạt và đem dạy người.

Ta lại được môn vô-tận tam-muội, vì có thể xuất sanh nhất-thiết-trí-tánh nhãn vô-tận, nhĩ vô-tận, tỹ vô-tận, thiệt vô-tân, thân vô-tận, ý vô-tận, công-đức vô-tận, trí-huệ vô-tận, thần-thông vô-tận.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN BỒ TÁT GIẢI THOÁT VÔ Y XỨ ĐẠO TRÀNG” nầy.

Như chư đại Bồ-Tát tất cả công-đức-hạnh không chắp trước, ta thế nào biết được nói được.

Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam có thành Ốc-Ðiền. Trong thành ấy có trưởng-giả Kiên-Cố-Giải-Thoát.

Ngươi nên đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?



KINH: Này thiện nam tử, nước Ma Kiệt Đề có một tụ lạc trong đó có thành Bà Đát Na. Trong thành ấy có một Ưu Bà Di tên là Hiền Thắng.

GIẢNG: Trong kinh nói về các vị thiện tri thức này lúc là một Ưu Bà Di, lúc là Ưu Bà Tắc, là Tăng, là Ni, là Bà La Môn, là Tiên, là ngoại đạo, là Chủ Dạ Thần, là Đồng Tử v.v… Thì ở đây, là một vị Ưu Bà Di tên là Hiền Thắng.

KINH: Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào học bồ tát hạnh, tu bồ tát đạo. Thiện Tài đảnh lễ Tri Nghệ Đồng Tử, hữu nhiễu vô số vòng, luyến mộ chiêm ngưỡng từ tạ mà đi. Đến thành Bà Đát Na đảnh lễ Hiền Thắng, hữu nhiễu cung kính chắp tay thưa rằng. Bạch đức thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát thế nào học bồ tát hạnh, thế nào tu bồ tát đạo. Tôi nghe đức thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho. Ưu Bà Di Hiền Thắng nói, này thiện nam tử, ta được môn bồ tát giải thoát tên là vô y xứ đạo tràng. Nơi môn giải thoát này ta thông đạt và dem dạy người. Ta lại được môn vô tận tam muội, vì có thể xuất sanh nhất thiết trí tánh nhãn vô tận, nhĩ vô tận, tỷ vô tận, thiệt vô tận, công đức vô tận, trí huệ vô tận, thần thông vô tận.

GIẢNG: Đoạn này, cũng dễ hiểu, vị này nói một cách rất trơn tru, rằng ngài được môn tam muội cái gì cũng vô tận cả. Đầu tiên, ngài được môn giải thoát là “Vô y xứ đạo tràng,” tức ngài ngồi trong đạo tràng, không y xứ, không nương tựa vào đâu. Đạo tràng ấy không phải cái nhà này, không phải khu rừng kia, không phải cái biển ấy, cũng không phải là những đám mây bay trên cao v.v… hay một nơi nào đó, vì không phải là bất cứ cái gì nên nó chính là cái Tâm ấy, không mắc vào cái gì, nhưng nó rất linh động, có thể tạo ra tất cả mọi sự vật, ngài không cần phải ở trong một đạo tràng hình tướng nào cả mà ngài trụ trong Tâm vô trụ, nên gọi là “vô y xứ đạo tràng.” Vì đạo tràng là vô y xứ nên tam muội trở thành vô tận, và khi vào tam muội ấy, ngài được sáu căn vô tận (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) đồng thời công đức, trí huệ, thần thông cũng vô tận, vì khi tới Vô tận tam muội thì (như trong kinh Lăng Nghiêm dạy), gần như đức Quán Thế Âm, nghĩa là, toàn thân thành một khối bảo giác viên dung. Nói rõ hơn cho dễ hiểu, như mắt chúng ta đây, xứ sở của nó thì ta cho, nó ở trên mặt mình, chỉ trông được một tầm nào đó thôi, xa hơn sẽ không nhìn thấy, vì vậy nó trở nên “hữu tận.” Nhưng khi tu hành lên cao, nhãn ấy trở thành “vô tận” thì lúc đó nó tỏa khắp pháp giới, không một nơi nào mà mắt không thấy, vì vậy mới gọi là “nhãn vô tận.”

HỎI: Thưa ông, hai chị em tôi thắc mắc một điều. Câu này, trong kinh nói hình như hơi mâu thuẫn nhau. Vì sao? vì ngài nói rằng ngài có cái “ý vô tận,” vậy thì tại saọ ngay sau khi dạy cho Thiện Tài xong, ngài lại bảo rằng “ta chỉ biết môn giải thoát vô y xứ đạo tràng này. Như chư đại Bồ Tát tất cả công đức hạnh không chấp trước, ta thế nào biết được, nói được.”

ĐÁP: Thường các vị thiện tri thức hay nói những câu khiêm tốn thế, vả lại, các ngài mỗi vị chuyên tu thèo một hạnh khác nhau, nên những hạnh khác, có thể không giỏi bằng những vị tu theo hạnh ấy. Cảc ngài đã tu lên đến mấp mé, gần đến bờ mé giữa tận và vô tận, nhưng cái vô tận ấy cũng có nhiều mức độ nông sâu. Trong kinh có nhiều chỗ nói tùy thuận theo thế gian. Như một vị Đại Bồ Tát sang gặp một vị Phật, bạo giờ câu đầu tiên cũng vấn an trước: “Chúng sanh có dễ độ sanh chăng? ngài có an ổn mạnh khỏe chăng?  v.v…” Nhưng kỳ thực, tâm các ngài đã đến mức độ như như tịnh tĩnh thì có bao giờ đau ốm hay bị phiền não bởi các chúng sanh đâu? Các ngài độ chúng sanh một cách thung dung, vô công dụng. Tuy thế, các ngài vẫn tùy thuận theo thế gian mà hỏi như vậy. Cũng thế, khi Thiện Tài hỏi đến sự chứng đắc, thì các ngài đều nói rằng, “ta biết như thế.., như thế…, còn các vị khác thì làm sao ta có thể nói hết, biết hết được!”

Và, trong kinh cũng nói rõ, thần thông của các vị Bồ Tát ở thập địa ghê gớm lắm rồi, nhưng so với thần thông của Chư Phật thì chưa đi đến đâu. Nên phải biết, ngoài vòm trời này, còn có những vòm trời khác, và ngoài cái vô tận này, còn có thể có những vô tận khác. Vì cái vô tận cùng tùy theo tâm thức của mỗi loài chúng sanh khởi lên mà thôi.

Trở lại vị thiện tri thức 45, Hiền Thắng, tâm thức của ngài rất cao, luôn luôn ngài ngồi trong đáy tầng tâm thức vô y xứ, vì vậy ngài được tất cả sáu căn thành một khối bảo giác viên dung, có thể dùng tai thay mắt để nhìn, hay dùng mắt để nghe, dùng chân để ngửi, hay dùng ngón tay để thuyết pháp v.v… Lúc đó, tất cả sáu căn đều hỗ tương (có thể dùng thay nhau được), vì thế nên công đức vô tận, trí huệ vô tận và thần thông cũng vô tận. Ngài chỉ dạy thế, nhưng Thiện Tài hiểu ngay, đồng thời cũng được môn tam muội y như vậy.

KINH: Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát vô y xứ đạo tràng này.

GIẢNG: Ngài được môn giải thoát “Vô y xứ”thì ghê quá rồi, nhưng các ngài thường hay khiêm tốn nói thế, vì các ngài đã đến mức độ vô ngã. Còn phàm phu chúng ta thì hay khoe khoang, có khi được ít lại nói ra nhiều hơn.



46.- TRƯỞNG GIẢ KIÊN CỐ GIẢI THOÁT

 

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết

“MÔN GIẢI THOÁT VÔ TRƯỚC NIỆM THANH TỊNH TRANG NGHIÊM”.


 

Thiện-Tài đảnh lễ Hiền-Thắng, hữu nhiễu vô-số vòng, luyến mộ chiêm ngưỡng từ tạ mà đi qua hướng nam đến chỗ trưởng-giả đảnh lễ hữu nhiễu cung kính chắp tay thưa rằng:

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

Trưởng-giả nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ta được môn bồ-tát-giải-thoát tên là vô-trước-niệm-thanh-tịnh-trang-nghiêm.

Từ khi ta được môn giải-thoát nầy đến nay, ta siêng cầu chánh-pháp nơi thập phương chư Phật không thôi dứt.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT VÔ TRƯỚC NIỆM THANH TỊNH TRANG NGHIÊM”.

Như chư đại Bồ-Tát được vô-úy sư-tử-hống, an trụ nơi phước trí quảng-đại, mà ta thế nào biết được, nói được công-đức hạnh ấy.

Nầy Thiện-nam-tử! Chính trong thành nầy có một trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, nhà ông thường có quang-minh.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?

Thiện-Tài đảnh lễ TRƯỞNG GIẢ KIÊN CỐ GIẢI THOÁT, hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi đến nhà trưởng-giả Diệu-Nguyệt đảnh lễ hữu nhiễu, cung kính chắp tay thưa rằng:



KINH: Này thiện nam tử, phương nam có thành ốc Điền. Trong thành ấy có trưởng giả Kiên cố Giải Thoát.

GIẢNG: Thành ốc Điền, là một thửa ruộng rất tốt, phì nhiêu, sinh ra tất cả lúa mạ. Cũng chính là ruộng tâm, sinh ra tất cả các pháp. Chúng ta cũng nên nhớ lịch trình tiến tu “xoáy theo vòng trôn ốc.” Vì ở vị thiện tri thức thứ 5, có ngài Trưởng Giả Giải Thoát, ngài hiện trong thân mình tất cả các cõi, nhưng đó mới tới mức viên dung I độ thấp, còn đến vị này, ngài là “Kiên cố Giải Thoát,” nhưng tuy lên cao hơn, ngài lại chẳng hiện gì cho Thiện Tài xem cả, và chĩ nói vài câu thôi. Vì vậy, cũng cần hiểu rằng, đôi khi các ngài cũng tùy theo phương tiện và tâm thức của người đến cầu đạo mà giảng nói theo từng cách khác nhau.

KINH: Trưởng giả nói, này thiện nam tử, ta được môn giải thoát tên là vô trước niệm thanh tịnh trang nghiêm.

GIẢNG: “Vô trước niệm” là không chấp trước, không ái luyến một sự thanh tịnh nào cả.

KINH: Từ khi ta được môn giải thoát này đến nay, ta siêng cầu chánh pháp nơi thập phương Chư Phật không thôi dứt.

GIẢNG: Các ngài bao giờ cũng nói thế, tuy tu hành đến chỗ thật cao rồi nhưng lúc nào cũng cầu chánh pháp không bao giờ thôi dứt.

KINH: Như chư Đại bồ tát được vô úy sư tử hống, an trụ nơi phước trí quảng đại, mà ta thế nào biết được nói được công đức hạnh ấy.

GIẢNG: Bao giờ các ngài cũng đều khiêm tốn nói thế cả. Trái lại, những người trong thế gian này, thường hay vỗ ngực nói rằng, ta đây là Vô thượng sư, là Bồ Tát, là A La Hán, là Long Hoa Giáo Chủ v.v… hoặc lại tuyên bố, ta biết được cái này, thấy được cái khác v.v…, đều là bậc… vất đi cả. Tóm lại, tất cả những người nào vỗ ngực tự xưng như thế, đều bị lạc vào tà ma ngoại đạo. Vì người tu cao, đâu cần những thứ ấy, chỉ búng tay một cái là rung cả pháp giới rồi, nên cho dù có vài ngàn người xưng tụng mình thì có ăn thua gì? Mắt các ngài nhìn rất xa, rất rộng nên các ngài không bao giờ cần phải lăng xăng vớ vẫn  dưới thấp này, các ngài cầu là cầu NHẤT THIẾT TRÍ, CẦU VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, chứ có cầu đâu cái hư danh và vài trăm, hay vài ngàn đệ tử xưng tán, sì sụp lễ lạy mình? Và nếu không cần những thứ ấy thì đâu cần phải xưng mình là gì? Lời khen càng nhiều, càng làm mỏng công đức đi của người được khen.

Nhiều vị Phật tử có hỏi tôi, làm thế nào để biết được vị nào là “Tà Sư” vị nào là “Chân Sư?” Điều này dễ nhận biết lắm. Nếu quí vị đi tầm đạo, mà gặp một vị đạo sư còn có ngã, còn khoe mình có được thần thông này, hay đắc được môn tam muội nọ, hoặc xưng mình là gì gì, thì chắc chắn vị đó là “Tà sư.” Ngược lại, vị nào giữ giới tinh chuyên, theo đúng giáo lý của Phật, dạy cho chúng ta cái giáo lý duy tâm sở hiện, hoặc theo con đường Thanh Văn thừa hay Bồ Tát đạo, không nói đến mình, không khoe mình thì đó là “Chân Sư.” Cũng như các vị Đại Sư ngày xưa, lúc gần viên tịch, các đệ tử hỏi ngài chứng đắc được đến đâu, luôn luôn các ngài nói thấp hơn chỗ chứng đắc của mình, chỉ nói để cho các đệ tử tăng thêm tín tâm tu hành mà thôi.



47.- TRƯỞNG GIẢ DIỆU NGUYỆT

 

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát tên là

TỊNH TRÍ QUANG MINH”

 


Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

TRƯỞNG GIẢ DIỆU NGUYỆT nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát tên là “TỊNH TRÍ QUANG MINH”.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát nầy. Như chư đại Bồ-Tát chứng được vô-lượng môn giải-thoát. Ta thế nào biết được nói được công-đức hạnh ấy.

Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam có thành Xuất-Sanh. Nơi đó có trưởng-giả tên là Vô-Thắng-Quân.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?

Thiện-Tài đảnh lễ trưởng-giả Diệu-Nguyệt, hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi qua phương nam, đến đảnh lễ trưởng-giả Vô-Thắng-Quân, cung kính thưa rằng:

 


KINH: Này thiện nam tử, chính trong thành này, có một trưởng giả tên là Diệu Nguyệt, nhà ông thường có quang minh.

GIẢNG: “Diệu Nguyệt” là mặt trăng kỳ diệu, là cái tâm kỳ lạ, vừa diệu, sáng ngời và phát ra quang minh. Quang minh ấy làm cho tất cả chúng sanh cảm thấy mát mẻ, tiêu hết các phiền não, và quang minh ấy có thể tạo ra tất cả mọi thứ hiện tượng được. Khi Thiện Tài đến gặp ngài Diệu Nguyệt thì ngài nói rằng…

KINH: Này thiện nam tử, ta được bồ tát giải thoát tên là tịnh trí quang minh.

GIẢNG: Quang minh của ngài vừa tịnh, vừa nhiều trí huệ. Thiện Tài lúc này rất cao rồi, chĩ cần nói thế là hỉểu ngay.

KINH: Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát này. Như chư Đại Bồ Tát chứng được vô lượng môn giải thoát. Ta thế nào biết được, nói được công đức hạnh ấy. Này thiện nam tử, phương nam có thành Xuất Sanh, nơi đó có trưởng giả tên là Vô Thắng Quân.

GIẢNG: “Xuất Sanh” là khởi giả, vì trong biển tịch tĩnh không hải ấy xuất sanh tất cả các tướng để độ sanh. Vị này là một vị trưởng giả tên Vô Thắng Quân, tức là một người không ai thắng được cả.



Vị thiện tri thức 47

 

TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT

DẠY THIỆN-TÀI VỀ MÔN “TỊNH TRÍ QUANG MINH”


Khi “NIỆM PHẬT” hay “TU BẤT CỨ MÔN NÀO” dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!

TỨC LÀ THÀNH TỰU MÔN “TỊNH TRÍ QUANG MINH”



Nhược nhân dục thức Phật cảnh giới,

Đương tịnh kỳ ý như hư không,

Viễn ly vọng tưởng cập chư thủ,

Linh tâm sở hướng giai vô ngại. 

 

Dịch nghĩa:

 

Nếu người muốn biết cảnh giới Phật,

Ý căn thanh tịnh như hư không,

Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ,

Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.

 

Cảnh giới Phật là gì?

 

Không và hữu thay phiên hiển bày, lý sự vô ngại, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn là cảnh giới Phật vậy. Do đó được biết, một hạt bụi, một giọt nước cho đến vi trần số cõi Phật Hoa Tạng Hải đều là cảnh giới Phật cả. Nhưng các ngươi tay chỉ mắt nhìn, trên là trời, dưới là đất, vận hành là nhựt nguyệt. Tịnh mà trụ gọi là núi, động mà chảy gọi là sông, hữu tình là người, vô tình là vật. Cảnh giới Phật ngay trước mắt mà lại chẳng thấy, thực là thật đáng thương xót! Tại sao vậy?

 

Chỉ vì các ngươi nơi ý căn chưa từng thanh tịnh, nên có đủ thứ vọng tưởng, đã có vọng tưởng là có phân biệt, đã có phân biệt thì kẹt vào danh tướng, đã kẹt vào danh tướng nên thấy trời chỉ là trời, thấy đất chỉ là đất, thấy núi sông chỉ là núi sông, thấy người vật chỉ là người vật; lại ở nơi danh tướng vọng sanh đủ thứ chấp trước, như chấp núi sông người vật, lại còn ở nơi chấp trước sanh ra đủ thứ chướng ngại, cũng như bị sắc, thinh, hương, vị chướng ngại, bị núi, sông, người, vật, vạn tượng sum la chướng ngại, vì ở khắp nơi đều bị chướng ngại, nên muốn thấy cảnh giới Phật lại càng khó hơn nữa.

 

Dù vậy, nếu ông chân thật muốn thấy cũng chẳng khó, chỉ cần đem các thứ vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại ấy, mỗi mỗi đều xoay trở về tự tánh, khiến cho nơi ý căn thanh tịnh như hư không. Ở trên đỉnh đầu mở ra chánh nhãn (tham ngộ), chiếu soi khắp thế gian. Như vậy thì trời là cảnh giới Phật, đất cũng là cảnh giới Phật, núi sông người vật, hạt bụi giọt nước, cho đến vi trần số cõi Phật thế giới, không nơi nào chẳng phải là cảnh giới Phật cả. Đang lúc ấy luôn cả vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại cũng đều là cảnh giới Phật rồi vậy.

 

Cảnh giới như thế, phi hữu phi không, phi lý phi sự, phi nhất phi đa, phi tiểu phi đại, phi mê phi ngộ, phi tu phi chứng, gọi là cảnh giới Phật cũng được, chẳng gọi là cảnh giới Phật cũng được. Vi diệu như thế bất khả thuyết, viên dung như thế bất khả thuyết, tự tại vô ngại như thế bất khả thuyết, chứng ngộ giải thoát như thế bất khả thuyết, công đức lợi ích như thế bất khả thuyết. Ấy gọi là bất khả thuyết lại thêm bất khả thuyết của cảnh giới Phật. Các ngươi ở nơi cảnh giới Phật này đã từng đích thân đi đến chưa?

 

Nếu chưa đến nơi, cần phải nghe ta từ đầu nói trắng ra:

 

 

Nếu ngươi muốn biết cảnh giới Phật (Là trên đầu lại sanh thêm đầu).

Ý căn thanh tịnh như hư không (Vì có ai bị ô nhiễm đâu?)

Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ (Là vạch sóng để tìm nước).

Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại (Thì trước mắt đều là núi xanh).

 

Nói trắng ra rồi đó. Chớ nên hiểu lầm!

 

Xưa kia Thế Tôn ở nơi pháp Bồ Đề tràng mới thành chánh giác, than rằng: “Lạ thay! Nay Ta thấy khắp tất cả chúng sanh đều đủ cả đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng đắc”. Vậy Phật đã đem hết sự sở chứng tỏ bày rồi, các ngươi hiện đang ở nơi pháp Bồ Đề Tràng, mỗi người đầu đội hư không, chân đạp quả đất mà chẳng thành Chánh Giác là tại sao? Vì vọng tưởng chấp trước chưa dứt, đại tâm Bồ Đề chưa phát.

 

Mê thì Bồ Đề là vọng tưởng,

Ngộ thì vọng tưởng là Bồ Đề.

 

Muốn thành Chánh Giác cần phải phát tâm Bồ Đề, nên Kinh nói: “Tâm Bồ Đề cũng như chủng tử, vì hay sanh tất cả Phật pháp; tâm Bồ Đề cũng như đại địa, vì hay trì tất cả thế gian; tâm Bồ Đề cũng như nước trong sạch, vì hay rửa tất cả cấu bẩn phiền não; tâm Bồ Đề cũng như gió lớn vì thổi khắp thế gian đều vô ngại; tâm Bồ Đề cũng như xe lớn, vì hay chuyên chở chư Bồ Tát; tâm Bồ Đề cũng như đại đạo (đại lộ), Vì hay khiến chúng sanh được vào thành đại trí; tâm Bồ Đề cũng như vườn hoa, vì cho chúng sanh ở nơi đó du hí thọ pháp lạc; tâm Bồ Đề giống như hạt châu như ý vì hay cấp cho tất cả người nghèo khổ được no ấm”.

Lành thay! Lành thay! Tâm Bồ Đề có công đức như thế.

 

Nếu đã phát tâm Bồ Đề, đương nhiên phải tu hạnh Bồ Tát, hạnh Bồ Tát nếu chẳng tu, thì tâm Bồ Đề thành vọng phát. Há chẳng thấy Thiện Tài đồng Tử khi tham vấn mỗi thiện tri thức đều nói: “Con đã phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà con chưa biết làm sao học hạnh Bồ Tát, làm sao tu đạo Bồ Tát. Nghe nói bậc Thánh hay dạy bảo cách khéo léo, xin vì con mà thuyết”. Ấy là cái gương của Thiện Tài Đồng Tử phát tâm tu hành. Do đó được biết, dù có nghe nhiều, nếu chẳng chịu tu hành thì cũng bằng người chẳng nghe, như người chỉ nói ăn mà chẳng ăn thì làm sao được no.

Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na giấu trong một lỗ chân lông, biển hạnh nguyện của Phổ Hiền rải khắp trên trăm đầu ngọn cỏ.

Dầu ở nơi một lỗ chân lông, rõ ràng là dựng đất chỏi trời; dù ở nơi trăm đầu ngọn cỏ, rốt cuộc quét sạch dấu tích. Các ngươi muốn thấy một lỗ chân lông chăng?

Chiều dọc thì xuyên qua tam tế (quá khứ, hiện tại, vị lai), chiều ngang thì rộng khắp mười phương; muốn thấy trăm đầu ngọn cỏ chăng?

Tia lửa ánh chớp không kịp nháy mắt. Có khi một lỗ chân lông nuốt hết trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ hiện ra một lỗ chân lông, có khi một lỗ chân lông tức là trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ tức là một lỗ chân lông; khiến cho Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ Tát Phổ Hiền hòa thành một khối, làm cho tất cả chúng sanh tìm mãi chẳng ra, chen thân chẳng lọt, dùng sức chẳng đụng, chân đạp chẳng vững, vốn chẳng định thể, cũng chẳng định danh.

Có khi gọi là nhất chân pháp giới, có khi gọi là đại quang minh tạng, có khi gọi là pháp Bồ Đề Tràng, có khi gọi là diệu trang nghiêm thành, có khi gọi là nghĩa lục tướng, có khi gọi là Thập Huyền Môn, hoặc nói ám hiệu tử, hoặc nói Bản Lai Nhân, cho đến dùng nó thành cây gậy, biến nó thành tiếng hét. Thả đi thu lại, muôn ngàn sai biệt, đến khi tẩy sạch triệt để khám phá cuối cùng (kiến tánh), vốn chỉ là một mình tự kỷ! Cái tự kỷ này, ở trời thì đồng với trời, ở đất thì đồng với đất, nơi người thì đồng với người, nơi vật thì đồng với vật. Trên bổn phận tự kỷ, hoặc nói bổn cụ (vốn đầy đủ), hoặc nói bổn không (vốn trống rỗng), hoặc nói mê và ngộ, hoặc nói tu và chứng, bày ra đủ thứ dây trói buộc, kỳ thật:


Gió xuân chẳng thấp cao,

Nhánh hoa tự ngắn dài.

 

Nhớ lại Thiện Tài Đồng Tử tham vấn khắp miền nam năm mươi ba vị thiện tri thức, sau cùng gặp Bồ Tát Phổ Hiền, bảo phát mười đại nguyện, dẫn dắt vãng sanh lạc độ. Dù nói vãng sanh, thực là hiển thị pháp vốn vô sanh vậy.

Vì đã nói nhất thiết duy tâm tạo, thì lạc độ đâu phải ở ngoài tâm? Nên nói tâm tịnh thì Phật độ tịnh.


       Duy tâm tịnh độ diệu như thế,

       Kẻ tâm chưa tịnh khó liễu tri.




Khoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu TRƯỚC KHÔNG bệnh diệc nhiên, 
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.


                   (Chứng Ðạo Ca)


Nói tất cả PHÁP đều không, không có NHÂN cũng không có QỦA,

Buông lung phóng đãng, mang tai họa.

CHẤP NGOAN KHÔNG, BÁT NHÂN QỦA đây là hầm khổ đọa,

Cũng như một người tránh nạn chết chìm, lại bị chết vì lửa.

)

 


DIỆU HIỆP

 

Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:

“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều ở NƠI tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên sáu TRẦN trong thân là tâm mình.

 Do đó nên bảo: “Phật ở NƠI đây, cõi Cực Lạc cũng ở TRONG ấy, không cần tìm cầu ĐÂU xa!” Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về VỌNG tâm, vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?

Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng.

Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không.

Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa khoảng thái thanh bao la lặng lẽ.

Chân tâm đã rộng lớn như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở trong tâm?

Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt.

 

Tất cả thế giới gồm thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.

 

Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”.

Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình, phải cầu đức Phật kia.

Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm?

Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm?

Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài, dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó.

 

Càng sai lầm hơn nữa, họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng.

 

Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết.

 

Họ lại bảo cảnh vui hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng thương xót!

 

Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc.

Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng, nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả chân tâm.

Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng.

Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy, cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới có thể nói là vô ngại.

Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề.

Trái lại người có chút ít học thức thông minh, bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh, kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi.

 

Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ TÍN phải tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ.

Về chữ NGUYỆN, nên phát tâm cầu sanh Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả.

Về chữ HẠNH, phải hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm, phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây phương.

 

Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát?

Nay tôi thiết tha đảnh lễ, KÍNH khuyên các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành nơi cõi Liên hoa thế giới…”

Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.

 


1 CÂU “CHUYỂN-NGỮ” ĐƯỢC GIẢI THOÁT KIẾP “CHỒN”

 

 

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư:

 

"Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả chăng ?". 

 

 

Thiền sư đáp:

 

"Bậc đại tu hành chẳng “LẠC” vào vòng Nhân Quả".

 

 

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng “TRẢ LỜI CHUYỂN NGỮ” mới được giải thoát.

 

 

TRẢ LỜI CHUYỂN NGỮ

 

 

HỎI : Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả chăng ?

 

ĐÁP : Bậc đại tu hành chẳng “HIỂU SAI LẦM” nhân Quả.


 

KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI

 

Một câu A Di Ðà
Là một đóa bảo liên
Lý duy tâm mầu nhiệm
Pháp hợp lẽ thiên nhiên.




Pháp Hoa Cương Yếu

 

HT Thích Trí Tịnh

 

26.- ÐÀ-LA-NI PHẨM

 

 

Dầu trước đả hiển diệu-hạnh, y diệu-hạnh, sẽ thành diệu-quả, ngặt vì tạng thức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp tập-khí tiềm phục nhiều đời nếu không nhờ sức da-trì, để da hộ chỉ quán, chống vững định-huệ, thời khó trừ tận tuyệt, vì thế nên phẩm này cùng hai phẩm kế để hiển biểu tượng của ba môn da trì. 3 môn da trì là:

 

1.- Thần lực da-trì

2.- Pháp lực da-trì

3.- Hiện thân diện ngôn thuyết da-trì

 

 

Thần-lực da-trì chính là phẩm này:

 

Bởi vì thức-tạng là hang vực của hai loại sanh tử rất sâu rất kín. Tập khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng quán khó có thể vào đến, vào còn không đến được thời thế nào dứt trừ được, dứt trừ không được thời bị nó làm tổn. Do đó nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt tập-khí, vì tổng-trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy.

 

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu người tu hành tập khí chưa trừ, nên phải chuyên lòng tụng thần chú của Ta”.

 

Kinh Lăng-Già nói: “Nếu không dùng thần-lực kiến-lập đó thời đọa vào vọng-tưởng ác-tri-kiến ngoại đạo ...”

 

Cho nên từ đệ Thất-địa trở lại mà không da-trì thời lạc ngoại đạo; đệ Bát-địa không da-trì thời trụ nhị-thừa: đệ Cửu-địa đến Ðẳng-giác không da-trì thời không thể nhập Diệu-giác. Cho nên cần phải da-trì vậy.


PHẨM THỨ BẢY


KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT 

ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN


( Chuyên tụng VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHƠN NGÔN hay BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.

          Về cách trì niệm, tệ nhơn lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:

 

1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.

 

2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.

 

3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt.  Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.

 

4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.

 

          Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, tệ nhơn đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.)


Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm 


 

NGHI THỨC 

NIỆM-PHẬT 

ĐỌC TỤNG CHƠN-NGÔN

 

(PHÁT NGUYỆN "NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT" THEO TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT)

 

Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.


NIỆM PHẬT hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.


NIỆM PHẬT vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.


NIỆM PHẬT  an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.


Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.


Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật

(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)

  

Nam-mô ÐẠI-HẠNH Phổ-hiền Bồ-tát 

( 3 lần)

 

BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN

ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI

 

Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.

A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

( 21 lần)

 

Nam-mô ÐẠI-BI Quán-Thế-Âm Bồ-tát

( 3 lần)

 

VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN


 

NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA. 

NAM MÔ A RỊ DA.  A MI TÁ BÀ DA.  TÁT THA GA TÁ DA.  A RA HA TI.  SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA.  TÁT DA THA. 

UM !  A MI RỊ TI.  A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ.  A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ.  A MI RỊ TÁ GA BÊ.  A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ.  A MI RỊ TÁ SI TÊ.  A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.

A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ.  A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI.  A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI.  SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI.  SẠT VA MA CA LI.  SA KHẤT SÁ DU CA LI.  SÓA HA. 

 

UM! BÚT RUM!  HÙM!


 ( 21 lần)


PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG


NGUYỆN

 

A-Di-Ðà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh, diện phụng Di-Ðà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.

 

Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng-trí.

 

Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Ðà Phật Thế-Tôn.

 

Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)

Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)

Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)

Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)

Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)

Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)

Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)

Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)

Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)

Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)

Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)

Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)

 

Chí tâm qui mạng đảnh lễ Nam mô Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)

 

Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)

 

Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)

 

Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)

CHUNG




[


CHƠN-NGÔN LÀ  LỜI NÓI CỦA  PHẬT, BỒ-TÁT hay A-LA-HÁN... ĐÃ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP KHÔNG NÓI LỜI VỌNG-NGỮ.

Cũng như Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI chẳng hạn:

 

“Nếu trong đời vị lai, TÔI (Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM) có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần CHÚ NÀY (chú Đại-Bi), thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt.

Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân...”( ĐÂY LÀ CHƠN NGÔN).

 

UM! BÚT RUM!  HÙM! là "NHỨT-TỰ CHUYỂN-LUÂN VƯƠNG THẦN CHÚ", được phối-hợp vào CHÚ VÔ-LƯỢNG-THỌ này có công-năng làm cho các CHƠN-NGÔN này (nói riêng) và các chơn ngôn khác  mau KIẾN-HIỆU và CHÓNG thành-tựu.

 

Lại  CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được.  Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.


Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát-Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng-Già niệm ý sâu


Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...



( Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật- HT.Thích Thiền Tâm)

 

Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).

]



Niệm Phật 

Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm 

 

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.


Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?

 

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.


 

ĐẲNG-GIÁC

 

Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.

 

[

 

ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.

 

]

 

A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.


]


“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).” ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).


Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.


]

 




DIỆU-GIÁC

 

 

Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.



[



Tu Đơn, tu kép 12 vị :

 

1)    CÀN HUỆ ĐỊA        

2)    THẬP TÍN                          

3)    THẬP TRỤ

4)    THẬP HẠNH

5)    THẬP HỒI HƯỚNG

6)    NOÃN

7)    ĐẢNH

8)    NHẪN

9)    THẾ ĐỆ NHỨT

10)  THẬP ĐỊA

11)   ĐẲNG-GIÁC

12)   TÂM KIM CANG



( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)



]

 

Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.

 

[

 

Các địa vị ấy, đều dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”, tức là CHỈ và QUÁN KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.


Dùng “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:



1. Quán NGƯỜI như huyễn

2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn

3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn

4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn

5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn

6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn

7. Quán MỘNG như huyễn

8. Quán BÓNG như huyễn

9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn

10. Quán ẢO HÓA như huyễn.

 

]




A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thậtLàm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".



]

Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ TĂNG TIẾN là:

1)    Không ăn NGŨ VỊ TÂN

2)   PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT

3)   PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH

 

KẾ TIẾP dùng TÂM KIM CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị tu chứng.



Năm mươi lăm vị trong đường Bồ đề ( vì Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì CHƠN THẬT mà chẳng phải là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho nên, chỉ có 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật mà thôi.)


1. Thập tín [10]

2. Thập trụ [10]

3. Thập hạnh [10]

4. Thập hồi hướng [10]

5. Tứ gia hạnh [4]

6. Thập địa [10]

7. Đẳng giác [1]


Tuy biết con đường CHƠN THẬT chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu chứng  gặp phải 50 loại ma chướng cùng với tập khí nhiều đời khó đoạn trừ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH,  tự nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào  TÀ MA NGOẠI ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.


Cho nên, PHẬT dạy phải trì “CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM”, thì không bị những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG đến qủa DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT.


Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.

 

Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma."


Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.



48.- TRƯỞNG GIẢ VÔ THẮNG QUÂN

 

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT VÔ TẬN TƯỚNG” nầy.


 

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

TRƯỞNG GIẢ VÔ THẮNG QUÂN nói:

Nầy Thiệ-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát tên là vô-tận-tướng.

Ta do chứng môn bồ-tát giải-thoát nầy nên thấy vô-lượng chư Phật, được vô-tận-tạng.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT VÔ TẬN TƯỚNG” nầy.

Như chư đại Bồ-Tát được vô-hạn-trí vô-ngại biện-tài, ta làm sao biết được nói được công-đức-hạnh ấy.

Nầy Thiện-nam-tử! Thành-nam nầy có tụ-lạc Chi-Vi-Pháp. Trong đó có một bà-la-môn tên là Tối-tịch-Tịnh.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?



KINH: Thiện Tài đảnh lễ trưởng giả Diệu Nguyệt, hữu nhiễu vô số vòng, từ tạ đi qua phương Nam, đến đảnh lễ trưởng giả Vô Thắng Quân. Trưởng giả Vô Thắng Quân nói, này thiện nam tử, ta được bồ tát giải thoát tên là Vô Tận Tướng.

GIẢNG: ở vị thiện tri thức Hiền Thắng, ngài nói ngài được vô y xứ đạo tràng, và được môn vô tận tam muội, thì cũng hơi giống như vị này, nhưng có thể có nhiều mặt hơn vị này, vì vị này chỉ có “vô tận tướng” thôi, tức là về hình tướng. Là khi ngài vào tam muội đó, ngài quán chiếu tạo nên tất cả các hình tướng liên miên, hoài hoài không bao giờ hết. Như ngài quán chiếu tạo nên những tinh hà, trăng sao, hoài hoài không hết, gọi là “vô tận tướng.”

KINH: Nên ta thấy được vô lượng chư Phật, được vô tận tạng.

GIẢNG: Vẫn là vấn đề vô tận. Nhưng tùy nơi mỗi vị, có vị nhập tam muội là vô tận tam muội, hay vô tận tướng v.v…, cũng hơi giống nhau nhưng cũng là khác.




49.- TỐI TỊCH TỊNH

 

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết

MÔN GIẢI THOÁT THÀNH NGUYỆN NGỮ” nầy.


 

Thiện-Tài đảnh lễ Trưởng-giả Vô-Thắng-Quân hữu nhiễu vô-số vòng luyến-mộ chiêm-ngưỡng từ tạ đi đến đảnh lễ TỐI TỊCH TỊNH, hữu nhiễu cung kính chắp tay thưa rằng:

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

Bà-La-Môn nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ta được môn bồ-tát giải-thoát tên là Thành-Nguyện-Ngữ.

Chư Bồ-Tát quá-khứ hiện-tại và vị-lai do dùng lời nói chơn thành nầy nên được không  thối-chuyển đạo vô-thượng bồ-đề, không đã thối, không hiện thối, không sẽ thối.

Do ta trụ nơi lời nói thành-nguyện nên làm điều chi cũng được toại ý.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT THÀNH NGUYỆN NGỮ” nầy.

Như chư đại Bồ-Tát đi đứng đều chẳng trái với thành-nguyện-ngữ, lời nói ra quyết là chơn thành chưa bao giờ hư vọng, do đây xuất sanh vô-lượng công-đức. Ta làm sao biết được nói được công-đức-hạnh đó.

Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam đây có thành tên là Diệu-Ý-Hoa-Môn. Nơi đó có Ðồng-Tử tên là Ðức-Sanh, lại có Ðồng-Nữ tên là Hữu-Ðức.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Thiện-Tài đảnh lễ Tối-Tịch-Tịnh hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi qua phương nam. 



KINH: Này thiện nam tử, thành Nam có một tu lạc Chi Vi Pháp. Trong đó có một bà la môn tên là Tối Tịch Tĩnh.

GIẢNG: “Chi vi pháp” là pháp rất vi tế. “Tối Tịch Tĩnh” là đã vào đến chỗ cùng tột trong thức ấm, vào đến Chân Thức.

KINH: Bà La Môn nói, ta được môn giải thoát tên là Thành Nguyện Ngữ. Chư Bồ Tát quá khứ, hiện tại, và vị lai do dùng lời nói chân thành này nên được không thối chuyển đạo vô thượng bồ đề, không đã thối, không hiện thối, không sẽ thối. Do ta trụ nơi lời nói thành nguyện nên làm điều chi cũng được toại ý. Này thiện nam tử, ta chỉ biết môn giải thoát thành nguyện ngữ này. Như chư Đại Bồ Tát đi đứng đều chẳng trái với thành nguýện ngữ, lời nói ra quyết là chơn thành chưa bao giờ hư vọng, do đây xuất sanh vô lượng công đức. Ta làm sao biết được, nói được công đức hạnh dó.

GIẢNG: Vị này, được môn giải thoát bồ tát thành nguyện ngữ. Tức là ngài tu về Mật Tông. Trong Mật Tông thì vị tu cao mỗi lời nói của ngài đều thành sự thật.. Lời nói của ngài có một sức mạnh tác động gần như một câu thần chú vậy, như một cử chl dơ tay, một cái nháy mắt, dù đi, đứng, nằm, ngồi v.v… đều có oai lực như một kết ấn. Còn về ý, thì tùy việc mà khởi niệm “diệu quán tự tại,” nên phải biết tu về thân, khẩu, ý bên Mật Tông rất cao. Chỉ cần ngài nói một câu thôi, quỉ thần phải làm theo đúng ngay như vậy, như chữa bệnh cho một người mù, ngài chỉ cần nói rằng “anh hãy trông thấy đi,” thì quỉ thần lập tức phải thu xếp phóng những quang minh khiến cho mắt người mù được lành, và trông thấy được. Hay bảo người què, “anh hãy đứng dậy đi đi,” thì lập tức người què ấy đi được ngay. Vì lời nói chân thật rất ghê gớm, nó ở một mức độ cao có thể huy động và thay đổi quang minh khiến theo ý ngài muốn. Còn chúng ta, từ vô lượng kiếp, hay nói dối, nói lời đâm thọc, nói hai chiều v.v… nên lời nói ở một mức độ rất thô kệch và không có một uy lực nào cả.

Trong kinh Tâm Địa Quán, có kể một câu chuyện, có một vị Đại Bồ Tát tên Diệu Đắc, đi cùng với một bọn năm trăm người ra biển, đến một chỗ sóng nổi lên dữ dội, Ngài Bồ Tát Diệu Đắc đứng lên chỉ sóng và nói rằng, nếu quả thực tôi từ nhiều kiếp nói toàn là thực cả thì xin sóng ba đào này hãy yên đi. Vừa khi ngài nói xong câu ấy, sóng yên lặng lại ngay. Cũng như đức Christ, khi đi qua sông Jourdain có sóng nổi lên, ngài chỉ sóng thì sóng lặng ngay. Một hôm, đức christ đi qua một miền rất nóng nực, đến một cội cây định hái một trái để ăn, nhưng trên cây không có một trái nào, thì ngài quở rằng, sao cây này tệ quá không có đến một trái nào, sau khi ngài quở vậy thì cây đó tự nhiên héo khô mà chết. Đủ biết tâm lực ghê đến thế! Theo tôi nghĩ, đức Christ cũng là một bậc Bồ Tát ở đệ cửu địa. Vì trong kinh Đại Bát Nhã, Phật nói rõ, người nào dùng được nguyện ngữ như thế, chỉ cần một câu nói mà người què đứng dậy, người mù trông thấy được thì vị đó ở vào đệ cửa địa. Nhưng classify đức Christ như thế thì dĩ nhiên người Công Giáo không bằng lòng đâu, họ cho rằng ngài là bậc tối cao, không ai có thể so sánh bằng. Nhưng thực ra, trong thánh kinh không nói Đức christ làm được những phép lạ tập thể mà chỉ có thể chữa cho từng cá nhân một mà thôi. Trong khi kinh Đại Bát Niết Bàn kể rằng, Đức Phật chữa trị cho năm trăm tên cướp bị vua Ba Tư Nặc khoét mắt vất vào rừng. Ngài nhập từ tam muội chữa lành cho năm trăm đôi mắt vì do nhân duyên tu hành nhiều kiếp trước của 500 tên cướp này. Một trường hợp khác, có 2000 người phụ nữ dòng họ Thích bị vua Lưư Ly chặt chân, tay vất xuống hố, Ngài cũng nhập từ tam muội thì một luồng gió bỗng thổi đến và tất cả chân tay đều lành lại. Nhưng như thế cũng chưa ăn thua gì, vì trong kinh nói rõ, đức Phật có thể tạo vô lượng các cõi.

Khi nào chúng ta tu hành đến mức độ mở được tâm vô lượng, tâm bồ đề, đủ trí huệ Bát Nhã và Đại Bi thì lúc đó, mọi uy nghi đi đứng của chúng ta đều trở thành “ấn quyết,” nói bất cứ câu gì cũng thành thần chú, mà bất cứ một tâm niệm nào khởi lên tự nhiên nó cũng trở thành sự thật. Đó là “diệu quản tự thành.”




50.- ĐỒNG TỬ ÐỨC SANH

  ĐỒNG NỮ HỮU ÐỨC

 

Nầy Thiện-nam-tử! Huyễn-cảnh tự-tánh bất-tư-nghì.

Chúng ta chỉ biết  MÔN GIẢI THOÁT HUYỄN TRỤ”nầy.



Thiện-Tài đi lần đến thành Diệu-Ý-Hoa-Môn, đảnh lễ ĐỒNG TỬ ÐỨC SANH VÀ  ĐỒNG NỮ HỮU ÐỨC, hữu nhiễu cung kính chắp tay bạch rằng:

Ðức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo. Xin đức Thánh từ mẫn chì dạy.

Ðức-Sanh và Hữu-Ðức nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Chúng ta chứng được bồ-tát giải-thoát tên là huyễn-trụ.

Vì được môn giải-thoát nầy nên thấy:

Tất cả thế-giới đều là huyễn trụ, do nhơn-duyên mà sanh khởi.

Tất cả chúng-sanh đều là huyễn trụ, do nghiệp phiền-não mà khởi.

Tất cả chúng-sanh đều là huyễn trụ do nghiệp phiền-não mà sanh khởi.

Tất cả thế-gian đều là huyễn trụ, do vô-minh, hữu, ái xoay vần làm duyên sanh khởi.

Tất cả pháp đều là huyễn trụ, do những huyễn-duyên ngã-kiến, vân vân, sanh khởi.

Tất cả tam thế đều là huyễn trụ, do những điên đảo trí ngã-kiến vân-vân sanh khởi.

Tất cả chúng-sanh sanh diệt, sanh lão bịnh tử ưu bi khổ não đều là huyễn trụ, do hư-vọng phân-biệt sanh khởi.

Tất cả quốc-độ đều huyễn trụ, do tưởng-đảo, tâm-đảo, kiến-đảo và vô-minh hiện khởi.

Tất cả Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật đều là huyễn trụ, do trí-đoạn phân-biệt mà thành.

Tất cả Bồ-Tát đều là huyễn trụ, do những hạnh nguyện hay tự điều phục và giáo-hóa chúng-sanh mà thành.

Tất cả Phật Bồ-Tát chúng-hội biến-hoá điều-phục, những công-hạnh đều là huyễn-trụ, do nguyện-trí-huyễn mà thành.

Nầy Thiện-nam-tử! Huyễn-cảnh tự-tánh bất-tư-nghì. Chúng ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT HUYỄN TRỤ” nầy.

Như chư đại Bồ-Tát khéo nhập vô-biên sự huyễn.  Chúng ta thế nào biết được nói được công-đức-hạnh đó.

Ðồng-Tử và Ðồng-Nữ nói môn giải-thoát của mình đã chứng xong, dùng sức thiện-căn bất-tư-nghì làm cho thân Thiện-Tài được nhu nhuyến bóng sáng, mà nói rằng:

Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam đây có nước Hải-Ngạn. Trong nước ấy có khu vườn Ðại-Trang-Nghiêm. Trong vườn có một tòa lâu các rộng lớn tên là Tỳ-Lô-Giá-Na-Trang-Nghiêm Tạng.

Lâu các nầy có ra là do bồ-tát thiện-căn quả báo, do bồ-tát niệm-lực, nguyện-lực, tự-tại-lực, thần thông-lực, do bồ-tát thiện-xảo phương-tiện, do bồ-tát phước-đức trí tuệ.

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát trụ bất-tư-nghì giải-thoát dùng tâm đại-bi vì các chúng-sanh mà hiện cảnh-giới như vậy, chứa họp những trang-nghiêm như vậy.

Di-Lặc đại Bồ-Tát ở trong lâu các ấy để nhiếp thọ phụ mẫu quyến-thuộc và nhơn-dân làm cho họ được thành-thục. Lại muốn cho những chúng-sanh đồng thọ-sanh, đồng tu-hành ở trong đại-thừa được kiên-cố. Lại muốn cho tất cả chúng-sanh ấy, tùy bậc tùy thiện-căn, đều được thành-tựu.

Lại cũng muốn vì ngươi mà hiển-thị môn bồ-tát giải-thoát, hiển thị Bồ-Tát khắp tất cả chỗ thọ-sanh tự-tại, hiển-thị Bồ-Tát dùng nhiều thân hiện khắp nơi thường giáo hóa chúng-sanh, hiển-thị Bồ-Tát dùng sức đại-bi nhiếp tất cả tài sản thế-gian mà chẳng nhàm, hiển-thị tu đủ tất cả công-hạnh biết rõ tất cả hạnh lìa các tướng, hiển-thị Bồ-Tát thọ sanh khắp nơi vì biết rõ tất cả sanh đều vô-tướng.

Ngươi đến đó hỏi: Bồ-Tát thế nào thật hành bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo, thế nào học bồ-tát-giới, thế nào tịnh bồ-tát-tâm, thế nào phát bồ-tát-nguyện, thế nào chứa nhóm bồ-tát trợ-đạo, thế nào nhập bậc bồ-tát, thế nào thành-mãn bồ-tát ba-la-mật, thế nào được bồ-tát vô-sanh-nhẫn, thế nào đủ bồ-tát công-đức, thế nào thờ bồ-tát thiện-tri-thức?

Nầy Thiện-nam-tử! Di-Lặc Bồ-Tát thông đạt tất cả bồ-tát-hạnh, biết rõ tâm chúng-sanh, thường hiện thân trước họ để giáo hóa điều phục.

Di-Lặc Bồ-Tát đã viên-mãn tất cả ba-la-mật, đã ở tất cả bậc bồ-tát, đã chứng tất cả bồ-tát-nhẫn, đã nhập tất cả bồ-tát-vị, đã được Phật thọ ký, đã du tất cả cảnh bồ-tát, đã được thần-lực của tất cả Phật, đã được đức Như-Lai đem pháp-thủy cam-lộ nhất-thiết-trí quán đảnh.

Nầy Thiện-nam-tử! Di-Lặc Bồ-Tát có thể nhuận trạch thiện-căn của ngươi, có thể tăng trưởng tâm bồ-đề của ngươi, có thể kiên-cố chí của ngươi, có thể thêm pháp lành cho ngươi, có thể lớn căn bồ-tát cho ngươi, có thể chỉ bày pháp vô-ngại cho ngươi, có thể làm cho ngươi vào bậc phổ-hiền, có thể nói nguyện bồ-tát cho ngươi, có thể nói hạnh phổ-hiền cho ngươi, có thể vì ngươi mà nói tất cả bồ-tát-hạnh-nguyện làm thành công-đức.

Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi chẳng nên tu một điều lành, chiếu một pháp, hành một hạnh, phát một nguyện, được một thọ-ký, trụ một nhẫn mà cho là rốt ráo.

Ngươi chớ nên đem tâm có hạn lượng mà thật hành lục-độ, trụ nơi thập-địa, tịnh phật-độ, thờ thiện-tri-thức.

Tại sao vậy?

Nầy Thiện-nam-tử! Vì Bồ-Tát phải gieo vô-lượng thiện-căn, phải chứa vô-lượng bồ-đề-cụ, phải tu vô-lượng bồ-đề nhơn, phải học vô-lượng xảo hồi-hướng, phải giáo hóa vô-lượng chúng-sanh-giới, phải biết vô-lượng chúng-sanh-tâm, phải biết vô-lượng chúng-sanh-căn, phải rõ vô-lượng chúng-sanh-giải, phải quán vô-lượng chúng-sanh-hạnh, phải điều-phục vô-lượng chúng-sanh, phải đoạn vô-lượng phiền-não, phải tịnh vô-lượng nghiệp tập, phải diệt vô-lượng tà kiến, phải trừ vô-lượng tâm tạp nhiễm, phải phát vô-lượng tâm thanh-tịnh, phải nhổ vô-lượng tên độc khổ, phải cạn vô-lượng biển ái dục, phải phá vô-lượng tối vô-minh, phải xô vô-lượng núi ngã mạn, phải bức đứt vô-lượng dây sanh tử, phải qua khỏi vô-lượng giòng hữu-lậu, phải khô vô-lượng biển thọ sanh, phải làm cho vô-lượng chúng-sanh ra khỏi bùn lầy ngũ-dục, phải khiến vô-lượng chúng-sanh lìa ngục tù tam-giới, phải đặt vô-lượng chúng-sanh ở trong thánh-đạo, phải tiêu diệt vô-lượng hạnh tham dục, phải trừ sạch vô-lượng hạnh sân hận, phải phá trừ vô-lượng hạnh ngu-si, phải siêu vô-lượng lưới ma, phải lìa vô-lượng nghiệp ma, phải rửa sạch bồ-tát vô-lượng dục lạc, phải tăng trưởng bồ-tát vô-lượng phương-tiện, phải xuất sanh bồ-tát vô-lượng căn tăng-thượng, phải sáng sạch bồ-tát vô-lượng quyết-định-giải, phải xu nhập bồ-tát vô-lượng bình-đẳng, phải thanh-tịnh bồ-tát vô-lượng công-đức, phải tu tập bồ-tát vô-lượng công-hạnh, phải thị-hiện bồ-tát vô-lượng hạnh tùy thuận thế-gian, phải sanh vô-lượng sức tịnh tín, phải trụ vô-lượng sức tinh-tấn, phải thanh-tịnh vô-lượng sức chánh-niệm, phải thành-mãn vô-lượng sức tam-muội, phải khởi vô-lượng sức tịnh-huệ, phải kiên-cố vô-lượng sức thắng-giải, phải tích tập vô-lượng sức phước-đức, phải lớn vô-lượng sức trí-huệ, phải phát khởi vô-lượng sức bồ-tát, phải viên-mãn vô-lượng sức Như-Lai, phải phân-biệt vô-lượng pháp-môn, phải rõ biết vô-lượng pháp-môn, phải thanh-tịnh vô-lượng pháp-môn, phải sanh vô-lượng pháp quang-minh, phải làm vô-lượng pháp chiếu-diệu, phải chiếu vô-lượng phẩm loại-căn, phải biết vô-lượng phiền-não bịnh, phải chứa vô-lượng diệu-pháp-dược, phải chữa vô-lượng bịnh của chúng-sanh, phải sắm sửa vô-lượng đồ cúng cam-lộ, phải đến vô-lượng phật-độ, phải cúng-dường vô-lượng Như-Lai, phải vào vô-lượng bồ-tát-hội, phải thọ vô-lượng phật-giáo, phải nhẫn vô-lượng tội chúng-sanh, phải diệt vô-lượng nạn ác-đạo, phải khiến vô-lượng chúng-sanh sanh về thiện-đạo, phải dùng pháp tứ-nhiếp để nhiếp vô-lượng chúng-sanh, phải tu vô-lượng môn tổng-trì, phải sanh vô-lượng môn đại-nguyện, phải tu vô-lượng sức đại-từ đại-nguyện, phải siêng cầu vô-lượng phật-pháp thường không thôi dứt, phải khởi vô-lượng sức tư-duy, phải khỏi vô-lượng sự thần-thông, phải tịnh vô-lượng trí quang-minh, phải qua đến vô-lượng loài chúng-sanh, phải thọ vô-lượng đời trong các cõi, phải hiện vô-lượng thân sai-biệt, phải biết vô-lượng pháp ngôn-từ, phải nhập vô-lượng tâm sai-biệt, phải biết bồ-tát đại cảnh-giới, phải trụ bồ-tát đại cung-điện, phải quán bồ-tát thậm-thâm diệu-pháp, phải biết cảnh-giới khó biết của Bồ-Tát, phải thật-hành những hạnh khó làm của Bồ-Tát, phải đầy đủ oai-đức tôn trọng của Bồ-Tát, phải đi theo chánh-vị khó nhập của bồ-Tát, phải biết những hạnh của Bồ-Tát, phải hiện thần-lực phổ-biến của Bồ-Tát, phải thọ pháp-vân bình-đẳng của Bồ-Tát, phải làm rộng vô-biên hạnh của Bồ-Tát, phải viên-mãn vô-biên ba-la-mật của Bồ-Tát, phải thọ vô-lượng ký-biệt của Bồ-Tát, phải nhập vô-lượng nhẫn-môn của Bồ-Tát, phải tu vô-lượng địa-vị của Bồ-Tát, phải thanh-tịnh vô-lượng pháp-môn của Bồ-Tát, phải đồng với chư Bồ-Tát, trụ vô-biên kiếp cúng-dường vô-lượng Phật, nghiêm-tịnh bất-khả-thuyết phật-độ, xuất sanh bất-khả-thuyết bồ-tát nguyện.

Nầy Thiện-nam-tử! Tóm lại, phải khắp tu bồ-tát-hạnh, phải khắp giáo-hóa chúng-sanh-giới, phải khắp vào tất cả kiếp, phải khắp sanh tất cả xứ, phải khắp biết tất cả thế, phải khắp thật hành tất cả pháp, phải khắp tịnh tất cả cõi, phải khắp mãn tất cả nguyện, phải khắp cúng tất cả Phật, phải khắp đồng tất cả bồ-tát nguyện, phải khắp thờ tất cả thiện-tri-thức.

Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi cầu thiện-tri-thức chẳng nên nhàm mỏi. Ngươi thỉnh hỏi thiện-trí-thức chớ sợ khổ nhọc. Ngươi gần gũi thiện-tri-thức chớ có thối chuyển. Ngươi cúng-dường thiện-tri-thức chớ có thôi nghỉ. Ngươi lãnh thọ lời dạy của thiện-tri-thức chớ có lầm lộn. Ngươi học hạnh của thiện-tri-thức chớ có nghi hoặc. Ngươi nghe thiện-tri-thức diễn nói môn ly chẳng nên dụ dự. Thấy thiện-tri-thức tùy phiền-não hành chớ có hiềm lạ. Ở chỗ thiện-chi-trức phải sanh lòng thâm tín tôn kính chẳng nên biến đổi.

Tại sao vậy?

Nầy Thiện-nam-tử! Vì Bồ-Tát do nơi thiện-tri-thức mà được nghe tất cả bồ-tát-hạnh, thành-tựu tất cả bồ-tát công-đức, xuất sanh tất cả bồ-tát đại-nguyện, dẫn phát tất cả bồ-tát thiện-căn, tích tập tất cả bồ-tát trợ-đạo, khai phát tất cả bồ-tát pháp-quang-minh, hiển thị tất cả bồ-tát xuất-ly-môn, tu học tất cả bồ-tát thanh-tịnh-giới, an-trụ tất cả bồ-tát công-đức-pháp, thanh-tịnh tất cả bồ-tát quảng-đại-chí, tăng trưởng tất cả bồ-tát kiên-cố-tâm, đầy đủ tất cả bồ-tát đà-la-ni biện-tài môn, được tất cả bồ-tát thanh-tịnh-tạng, sanh tất cả bồ-tát định-quang-minh, được tất cả bồ-tát thù-thắng-nguyện, cùng tất cả Bồ-Tát đồng một nguyện, nghe tất cả bồ-tát thù-thắng-pháp, được tất cả bồ-tát bí-mật-xứ, đến tất cả bồ-tát pháp bửu sở, thêm tất cả bồ-tát mầm thiện-căn, lớn tất cả bồ-tát thân trí-huệ, hộ tất cả bồ-tát tạng thâm-mật, trì tất cả bồ-tát phước-đức-tụ, tịnh tất cả bồ-tát thọ-sanh-đạo, thọ tất cả bồ-tát chánh-pháp-vân, nhập tất cả bồ-tát đại-nguyện-lộ, đến tất cả như-lai bồ-đề-quả, nhiếp thủ tất cả bồ-tát diệu-hạnh, khai thị tất cả bồ-tát công-đức, qua tất cả phương thính thọ diệu-pháp, khen tất cả bồ-tát oai-đức quảng đại, sanh tất cả bồ-tát đại-từ-bi-lực, nhiếp tất cả bồ-tát thắng tự-tại-lực, sanh tất cả bồ-tát bồ-đề phần, làm tất cả bồ-tát lợi-ích-sự.

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát do thiện-tri-thức nhiệm trì nên chẳng đọa ác-đạo, do thiện-tri-thức nhiếp thọ mà chẳng thối đại-thừa, do thiện-tri-thức hộ-niệm mà chẳng phạm bồ-tát-giới, do thiện-tri-thức thủ-hộ mà chẳng theo ác-tri-thức, do thiện-tri-thức dưỡng-dục mà chẳng khuyết bồ-tát-pháp, do thiện-tri-thức nhiếp thủ mà siêu-việt hạng phàm-phu, do thiện-tri-thức giáo hối mà siêu-việt bực nhị thừa, do thiện-tri-thức dìu-dắt mà được ra khỏi thế-gian, do thiện-tri-thức trưởng-dưỡng mà có thể chẳng nhiễm thế-pháp, do kính thờ thiện-tri-thức mà tu tất cả bồ-tát-hạnh, do cúng-dường thiện-tri-thức mà đủ tất cả pháp trợ-đạo, do thân-cận thiện-tri-thức mà chẳng bị nghiệp hoặc nhiếp phục, do nương dựa thiện-tri-thức mà thế-lực kiên-cố chẳng sợ ma-chúng, do y chỉ thiện-tri-thức mà tăng-trưởng tất cả pháp bồ-đề-phần.

Tại sao vậy?

Nầy Thiện-nam-tử! Vì thiện-tri-thức có thể trừ sạch các điều chướng ngại, có thể diệt các tội, có thể dứt các nạn, có thể ngăn các ác, có thể phá đêm dài tối tăm vô-minh, có thể làm sập đổ lao ngục kiên cố kiến-chấp, có thể thoát khỏi thành sanh tử, có thể bỏ nhà thế-tục, có thể cắt lưới ma, có thể nhổ tên khổ, có thể lìa chỗ hiểm nạn vô-trí, có thể ra khỏi đồng hoang rộng lớn tà-kiến, có thể qua khỏi dòng hữu-lậu, có thể lìa những tà-đạo, có thể chỉ đường bồ-đề, có thể dạy pháp bồ-tát, có thể khiến an trụ bồ-tát-hạnh, có thể khiến xu-hướng nhất-thiết-trí, có thể tịnh mắt trí-huệ, có thể lớn tâm bồ-đề, có thể sanh đại-bi, có thể diễn diệu-hạnh, có thể nói ba-la-mật, có thể tẩn ác tri-thức, có thể khiến trụ các bậc, có thể khiến được các nhẫn, có thể khiến tu tập các thiện-căn, có thể khiến thành xong tất cả đạo-cụ, có thể thí cho tất cả công-đức lớn, có thể khiến đến ngôi nhất-thiết-chủng-trí, có thể khiến hoan hỉ nhóm công-đức, có thể khiến hớn hở tu các công hạnh, có thể khiến xu-nhập nghĩa thậm-thâm, có thể khiến khai thị môn xuất ly, có thể khiến trừ tuyệt các ác-đạo, có thể dùng pháp-quang chiếu diệu, có thể dùng pháp-vũ nhuận trạch, có thể khiến tiêu diệt tất cả phiền-não, có thể khiến bỏ lìa tất cả kiến chấp, có thể khiến tăng-trưởng tất cả phật-trí-huệ, có thể khiến an-trụ tất cả phật pháp-môn.

Nầy Thiện-nam-tử! Thiện-tri-thức như từ-mẫu, vì xuất sanh phật-chủng. Như từ-phụ, vì lợi ích rộng lớn. Như nhũ-mẫu vì thủ hộ chẳng cho làm ác. Như giáo-sư, vì dạy sở-học của Bồ-Tát. Như đạo-sư, vì hay chỉ đường ba-la-mật. Như lương-y, vì hay chữa bịnh phiền-não. Như Tuyết-Sơn, vì tăng-trưởng thuốc nhất-thiết-trí. Như dũng-tướng, vì dẹp trừ tất cả sự bố-úy. Như người đưa đò, vì làm cho ra khỏi dòng sanh-tử. Như lái thuyền, vì khiến đến bửu-sở-trí-huệ.

Nầy Thiện-nam-tử! Thường phải chánh-niệm suy nghĩ thiện-tri-thức là như vậy.

Lại nầy Thiện-nam-tử! Ngươi kính thờ tất cả thiện-tri-thức phải phát tâm như đại-địa, vì gánh vác trọng-nhiệm không mỏi nhọc. Phải phát tâm như kim-cang vì chí nguyện kiên-cố chẳng hư hoại, phải phát tâm như núi Thiết-vi vì tất cả các sự khổ không lay động. Phải phát tâm như người hầu hạ, vì đều tùy thuận theo lời dạy. Phải phát tâm như đệ-tử, vì không chống trái lời dạy bảo. Phải phát tâm như tôi tớ, vì tất cả lao vụ không nhàm. Phải phát tâm như dưỡng-mẫu, vì chịu những sự cần khổ không biết nhọc. Phải phát tâm như người làm thuê, vì không trái chỗ sai bảo. Phải phát tâm như người hốt phân, vì lìa kiêu-mạn. Phải phát tâm như cây lúa đã chín, vì có thể hạ thấp. Phải phát tâm như lương-mã, vì lìa ác-tánh. Phải phát tâm như xe lớn, vì có thể chở nặng. Phải phát tâm như voi điều thuận, vì hằng phục tùng. Phải phát tâm như núi Tu-Di, vì chẳng khuynh động. Phải phát tâm như lương-khuyển, vì chẳng phản hại chủ. Phải phát tâm như chiên-đà-la, vì lìa kiêu-mạn. Phải phát tâm như kiện-ngưu, vì không hung giận. Phải phát tâm như ghe thuyền, vì qua lại chẳng mỏi. Phải phát tâm như cầu đò, vì tế độ không biết nhọc. Phải phát tâm như hiếu-tử, vì thừ thuận nhan sắc. Phải phát tâm như vương-tử, vì tuân hành giáo-mạng.

Lại nầy Thiện-nam-tử! Với tự-thân, ngươi phải tưởng là bịnh khổ. Với thiện-tri-thức, ngươi phải tưởng là y-vương. Với pháp của thiện-tri-thức dạy, ngươi phải tưởng là lương-dược. Với chỗ tu hành, tưởng trừ được bịnh.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là đi xa. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là đạo-sư. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là con đường chánh. Nọi chỗ tu hành, tưởng là đến được xa.

Lại phải ở nơi tự thân, tưởng cầu được độ. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là người lái thuyền. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là thuyền, là chèo. Nơi chỗ tu hành, tưởng là đến bờ kia.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là lúa mạ. Nơi thiện-tri-thức tưởng là Long-Vương. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là mưa đúng thời tiết. Nơi chỗ tu hành tưởng là có thể thành thục.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là nghèo cùng. Nơi thiện-tri-thức tưởng là Tỳ-Sa-Môn Thiên-Vương. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là của cải châu báu. Nơi chỗ tu hành, tưởng là giàu có.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là đệ-tử. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là thợ khéo. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là nghề khéo. Nơi chỗ tu hành, tưởng là biết rõ.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là chỗ đáng sợ hãi. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là người dũng kiện. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là dao gậy. Nơi chỗ tu hành, tưởng là dẹp trừ được kẻ oán địch.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là người đi buôn. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là đạo-sư. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là trân-bửu. Nơi chỗ tu hành, tưởng là lượm châu báu.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là con cái. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là cha mẹ. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là gia nghiệp. Nơi chỗ tu hành, tưởng là nối nghiệp nhà.

Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là vương-tử. Nơi thiện-tri-thức, tưởng là đại-thần. Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là lịnh của vua. Nơi chỗ tu hành, tưởng là đội mão vua, mặc áo vua, cột đai vua, ngồi điện vua.

Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi phải phát tâm như vậy, suy nghĩ như vậy để gần thiện-tri-thức.

Tại sao vậy? Vì có tâm như vậy để gần thiện-tri-thức thời chí nguyện trọn được thanh-tịnh.

Lại nầy Thiện-nam-tử! Thiện-tri-thức làm lớn các thiện-căn, như núi Tuyết sanh lớn các dược-thảo.

Thiện-tri-thức là pháp-khí của Phật, như đại-hải nhận thọ các dòng nước.

Thiện-tri-thức là chỗ công-đức, như đại-hải xuất sanh các châu báu.

Thiện-tri-thức thanh-tịnh tâm bồ-đề, như lửa hừng luyện chơn-kim.

Thiện-tri-thức vượt hơn thế-pháp như núi Tu-Di vọt lên mặt đại-hải.

Thiện-tri-thức chẳng nhiễm thế-pháp, như hoa sen chẳng dính nước.

Thiện-tri-thức chẳng thọ các điều ác, như đại-hải chẳng chứa tử-thi.

Thiện-tri-thức tăng trưởng pháp lành, như trăng tròn quang sắc viên-mãn.

Thiện-tri-thức soi sáng pháp-giới, như mặt nhựt chiếu khắp thế-gian.

Thiện-tri-thức làm lớn thân Bồ-Tát, như cha mẹ nuôi nấng con cái.

Nầy Thiện-nam-tử! Tóm lại, Bồ-Tát nếu có thể tùy thuận lời dạy của thiện-tri-thức, thời được mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha công-đức, thời thanh-tịnh mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha thâm-tâm, thời lớn mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-no-tha bồ-tát-căn, thời thành mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha bồ-tát lực, thời dứt mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ-chướng, thời siêu mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ ma-cảnh, thời nhập mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ pháp-môn, thời mãn mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ trợ-đạo, thời tu mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ diệu-hạnh, thời phát mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ đại-nguyện.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta lại lược nói bồ-tát-hạnh, tất cả bồ-tát ba-la-mật, tất cả bồ-tát địa, tất cả bồ-tát-nhẫn, tất cả bồ-tát tổng-trì-môn, tất cả bồ-tát tam-muội-môn, tất cả bồ-tát thần-thông-trí, tất cả bồ-tát hồi-hướng, tất cả bồ-tát nguyện, tất cả bồ-tát thành-tựu phật-pháp, đều do sức của thiện-tri-thức. Ðều dùng thiện-tri-thức làm căn-bổn. Ðều nương thiện-tri-thức mà sanh. Ðều nương thiện-tri-thức mà ra. Ðều nương thiện-tri-thức mà lớn. Ðều nương thiện-tri-thức mà trụ. Ðều do thiện-tri-thức làm nhân-duyên. Ðều do thiện-tri-thức hay phát khởi.

Bấy giờ Thiện-Tài Ðồng-Tử nghe thiện-tri-thức có công-đức như vậy, có thể khai-thị vô-lượng diệu-hạnh bồ-tát, có thể thành-tựu phật-pháp quảng đại, nên vui mừng hớn hở đảnh lễ Ðức-Sanh và Hữu-Ðức, hữu-nhiễu vô-số vòng, ân cần chiêm-ngưỡng từ tạ đi qua phương nam.



KINH: Này thiện nam tử, phương nam đây có thành tên là Diệu Ý Hoa Môn…

GIẢNG: “Gặp người Thiên Nữ thần thông, Tung hoa diệu ý toại lòng sót thương.”

“Diệu Ý Hoa Môn” môn là cái cửa, trong cửa ấy có một đóa hoa, đóa hoa ấy là đóa hoa Diệu Ý. Diệu là tượng trưng cho bi, diệu hạnh. Ý là tượng trưng cho trí, bát nhã. Trong sự tu hành của vị thiện tri thức này, đã đến diệu ý hoa môn ấy, bi trí của ngài kết lẫn với nhau, nở ra đóa hoa có thể tạo bất cứ thứ gì. Từ chúng sanh, khí thế giới, các cõi v.v… vì cái đó là diệu ý hoa môn.

KINH: Có đồng tử tên là Đức Sanh, có đồng nữ tên là Hữu Đức…

GIẢNG: Ý muốn nói đến Bát nhã và đại bi. Như tôi đã nói với quí vị nhiều lần, trong kinh bao giờ cũng có hai nghĩa, là có vị Đồng tử thật tên Đức Sanh, và đồng nữ là Hữu Đức, nhưng nghĩa tượng trưng thì vị đồng tử Đức Sanh là Trí, và vị Đồng nữ Hữu Đức kia là Bi. Ta luôn nhớ rằng giữa pháp giới bên ngoài (y báo) và cái báo thân này (chánh báo) bao giờ cũng hết sức tương Ưng. Bên trong có những chủng tử khởi lên tâm niệm gì thì bên ngoài cũng có những vật tương Ưng. Đó là điểm rất sâu của đạo Phật. Như trong thân từ vô lượng kiếp có chủng tử tham chẳng hạn, thì khi chín mùi, ngoài kia lập tức có nhân duyên tới ngay. Nên nếu chuyển được những chủng tử trong A Lại Da thức, thì tất cả y báo bên ngoài cũng chuyển theo. Như trong kinh Kim Cang nói, phải độ tất cả chúng sanh mà không có chúng sanh nào được độ. Nếu chỉ nói rằng, những chúng sanh ấy là những tâm tướng, chỉ cần bặt những tâm tưởng ấy đi, thì chỉ nói được mặt nội tâm của chúng ta thôi, mà không nói đến điểm nội tâm ấy lại tương Ưng với pháp giới, trong này nó là tâm tưởng, nhưng ngoài kia là những chúng sanh thực. Tâm như cái gương soi, bên trong có cái gì, thì thế gian hiện lên rõ cái đó. Tỉ dụ như nghiệp đời trước có làm mù mắt một người nào, thì bên ngoài pháp giới sẽ có một ngoại duyên nào đó nổi lên làm cho mình mù mắt. Hiểu như thế thì chúng ta mới biết sợ nhân quả.

KINH: Thiện Tài đi lần đến thành Diệu Ý Hoa Môn, đảnh lễ đồng tử Đức Sanh và đồng nữ Hữu Đức, hữu nhiễu cung kính chắp tay bạch rằng. Bạch đức thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo. Xin đức thánh từ mẫn chỉ dạy.

GIẢNG: Đáng lý ở đây, Thiện Tài phải bạch hai đức thánh, nhưng ngài chỉ nói “Bạch đức thánh” thôi, thì cái đó chỉ cho sự phối hợp viên mãn giữa Bi và Trí.

KINH: Đức Sanh và Hữu Đức nói, này thiện nam tử, chúng ta chứhg được bồ tát giải thoát tên là huyễn trụ.

GIẢNG: Cả hai vị cùng nói đến môn giải thoát cuối cùng chỉ là huyễn trụ mà thôi, không có gì khác cả. Ở đây, có một điểm tôi cần nhắcquívị. Thườngthường người ta nói đạo Phật là đạo nói về lý nhân duyên, thì cũng đúng. Nhưng lý nhân duyên chỉ nói đến một mức độ còn thấp thôi, vì cái cửa đầu đi vào Không hải là quán vô thường, xong rồi quán nhân duyên, lên đến cùng là phải quán như huyễn. Nên trong kinh Hoa Nghiêm mới nói rằng: “Tất cả các pháp đều là duyên khởi. Tất cả các pháp đều là như huyễn. Tất cả các pháp đều Như Như. Tất cả các pháp đều là Tịch Tĩnh.” Nên giáo lý nhân duyên chưa phải là giáo lý tột cùng của đạo Phật. Và tột cao là ở chỗ “ảnh hiện,” khi tâm chúng sanh động thế nào, thì chiêu cảm pháp giới hiện ra như vậy, vì vậy mới gọi là ảnh hiện, là như huyễn.

KINH: Vì được môn giải thoát này nên thấy: Tất cả thế giới đều là huyễn trụ do nhân duyên mà sanh khởi.

GIẢNG: Chúng ta thường nghe thuyết nhân duyên rồi, là tất cả các vi trần tụ lại thành một cõi, vì thế trong kinh Kim Cang nói rằng, cõi chẳng thật là cõi, chỉ tạm gọi là cõi thôi. Vi trần cũng chẳng phải là vi trần chỉ tạm gọi là vi trần thôi. Trong Bát Nhã nói đến pháp hiệp và pháp tan, khi nào nó hiệp lại thì thành cõi, khi nó tan ra thì thành vi trần. Do đó không có gì gọi là thực có, vì hiệp lại thành ra cái này, tan ra thì thành cái khác.

KINH: Tất cả chúng sanh đều là huyễn trụ do nghiệp phiền não mà khởi.

GIẢNG: Chúng sanh và mình đều là huyễn trụ cả, vì sao? Vì do nghiệp dẫn dắt, phiền não khởi lên theo lối thập nhị nhân duyên. Trước hết là vô minh, đó là cái niệm mê mờ từ vô thỉ, vì vốn là một biển uyên nguyên, tự nhiên muốn tách ra. Đó là vô minh khởi lên. Vô minh ấy duyên thành hành, lúc đó khi đã tách ra rồi thì tự nghĩ là có một cái gì cách biệt với cái kia, và muốn chiếu soi, do đó tạo nên hành nghiệp. Từ hành ấy tạo ra thức, lúc đó có sự phân biệt, có-ta, có người, nên thức đó tạo nên cái danh sắc. Khi có danh sắc thì chui vào bào thai,lúc ra thì có cái thân. Vì thế, nhân có danh sắc mới có lục nhập. Lục nhập là mắt đối với cảnh, tai. đối với thanh v.v… Lục nhập hoạt động tạo ra xúc, và có cảm giác. Vì có cảm giác nên có sự thọ, cảm thây thích thú, sinh ra yêu (ái), ghét (ố) v.v… Từ cái ái sinh ra thủ, muốn nắm giữ, rồi chấp cái đó là có thật. Nên sinh ra hữu, từ hữu đó đưa chúng sanh luân chuyển, thành sanh, lão, tử v.v…

KINH: Tất cả thế gian đều là huyễn trụ do vô minh, hũti, ái xoay vần làm duyên sanh khởi. Tất cả pháp đều là huyễn trụ, do nhữhg huyễn duyên, ngã kiến v.v…

GIẢNG: Khi vô minh khởi lên, chia thành có ta và phi ta, nên khởi nên có ngã. Từ cái có ngã ấy, thành phân biệt có vô lượng pháp.

KINH: Tất cả tam thế đều là huyễn trụ, do những điên đảo trí ngã kiến v.v… sanh khởi.

GIẢNG: Tất cả tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lại tức là thời gian. Nên thời gian cũng là vọng tưởng huyễn trụ, do những điên đảo trí và ngã kiến v.v… sanh khởi. Vì sao? Vì khi chúng ta chấp có ta, thì phải đặt cho nó ở một xứ sở nhất định, nên mới phân biệtoca, gần, đây, kiav.v… dần dần tạo nên có vọng tưởng về không gian. Rồi khi gặp một pháp nghe qua thấy thích, nghe xong thì nó đã qua mất rồi, vì có cái ngã bập bềnh giao động, nên điên đảo nghĩ lầm rằng có sự việc đã qua và có sự việc sẽ tới, vì vậy dệt nên vọng tưởng thời gian. “Trí điên đảo” là những gì là vô thường thì chúng sanh cho là thường, những gì là phi thời gian thì chúng sanh cho là có thời gian.

KINH: Tất cả chúng sanh sanh, diệt, sanh lão bệnh tử, uli bi khổ não đều là huyễn trụ, do hư vọng phân biệt sanh khởi.

GIẢNG: Vì chúng sanh phân biệt lâu từ thời vô thủy nên thấy rằpg có Ưu bi khổ não thật, có sanh lão bệnh tử thật, nhưng chính ra đều là hư vọng cả, vì các pháp vốn tịch tĩnh, như như, và tâm chúng sanh luôn luôn lại bập bềnh giao động.

KINH: Tất cả quốc độ đều huyễn trụ, do tưởng đảo, tâm đảo, kiến đảo và vô minh hiện khởi.

GIẢNG: Ngay cả vũ trụ này, cõi này, trái đất và thái dương hệ này cũng la huyễn trụ, vì do tưởng đảo điên nghĩ sai lầm là có. Như trong kinh Kim Cang đức Phật dạy, vi trần chẳng phải là vi trần, chỉ tạm gọi là vi trần thôi, vì từ vô lượng kiếp, chúng sanh cứ nghĩ rằng hạt cát là nhỏ, so với những cái khác thì nhỏ, nên đặt tên cho nó là vi trần, chứ kỳ thật nó cũng chẳng phải là vi trần, vì trong đó có vô lượng cõi. Và những cõi kia, cũng chẳng phải là cõi, chúng sanh từ vô lượng kiếp cứ chấp đó là cõi, nhưng một vị Đại Bồ Tát có thể cầm nhiều cõi trong bàn tay… Kiến đảo là những gì chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chẳng phải lai, chẳng phải khứ, chẳng phải một, chẳng phải khác v.v… Nhưng chúng sanh chấp là có sanh, có diệt, có thường, có đoạn, có lai, có khứ v.v…, pháp này đến xong lại đi v.v… Nhưng chính thực nó không đến cũng không đi. Chỉ vì tâm thức chúng sanh bập bềnh giao động thế nào thì nó hiện lên như vậy, mà khi nó biến đi cũng chẳng đi đâu. Tâm đảo điên và vô minh hiện khởi ra thành như vậy.

KINH: Tất cả Thanh Văn và Bích Chi Phật đều là huyễn trụ, do trí đoạn phân biệt mà thành.

GIẢNG: Ngay cả hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật cũng là huyễn trụ. Vì do tâm yêu thích Niết Bàn và chán sinh tử mà thành ra như vậy.

KINH: Tất cả Bồ Tát đều là huyễn trụ, do những hạnh nguyện hay tự điều phục và giáo hóa chúng sanh mà thành.

GIẢNG: Trong kinh thường nói, Bồ Tát cũng là mộng, Chư Phật cũng là mộng, Bồ Tát cũng chỉ tu trong mộng mà thôi, tất cả những hạnh đều như mơ, như tia nắng quải, đều như ảo ảnh. Nên Bồ Tát cần làm mọi thứ hạnh mà không nghĩ rằng mình là Bồ Tát. Đạo Phật là đi ngược dòng sanh tử, nên tất cả những đạo sư nào ngồi yên hý hửng để cho các đệ tử lễ lạy sì sụp, hay vỗ ngực tự xưng mình đắc thế này, thế nọ v.v… thì dù các ông ây có nói thiên kinh, vạn quyển thì cũng đều là tà sư cả. Nhưng cũng có những vị Sư nhận lễ của tứ chúng không phải vì tâm vênh vang, mà vì tâm muốn gây thiện căn, muốn gieo trồng thêm phước đức và tín căn của phật tử, nên một đôi khi cũng rất khó phân biệt. Vì vậy, muốn phân biệt dễ nhất là chúng ta nên nhìn xem vị đạo sư ấy có nhiều ngã hay không, có hay khoe mình không, có sự từ bi và có sự hỉ xả không?


KINH: Này thiện nam tử, phương Nam đây có một nước tên là Hải Ngạn. Trong nước ấy có khu vườn Đại Trang Nghiêm. Trong vườn ấy có một tòa lâu các rộng lớn tên là Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng.

GIẢNG: Chúng ta lại nhớ đến vị thiện tri thức thứ hai, ngài Hải Vân, ở nước Hải Môn, tức là ngài mới đến cái biển tâm ấy thôi. Còn ngài Di Lặc lại ở Hải Ngạn, là đi đến tột bờ mé bên kia của biển tâm ấy rồi, đến đó có một khu vườn Đại Trang Nghiêm, tức lá Bạch Tịnh Thức của ngài, trong Bạch Tịnh Thức (cũng là Vô cấu Thức) ấy khởi lên pháp giới này tức là lâu các Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng.

KINH: Lâu các này có ra là do Bồ Tát thiện căn quả báo, do Bồ Tát niệm lực, nguyện lực, tự tại lực, thần thông lực, do Bồ Tát thiện xảo phương tiện, do Bồ Tát phước đức trí huệ.

GIẢNG: Pháp giới này, cảnh giới y báo có được là do những nguyện lực của Bồ Tát, nói rõ hơn thì do lòng đại bi và trí huệ của các ngài, sau khi niệm lực, nguyện lực, thần thông lực, tự tại lực, thiện xảo phương tiện tích tập lâu dần thì tạo nên được pháp giới ây, tức là Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng.

KINH: Này thiện nam tử, Bồ Tát trụ bất tư nghi giải thoát dùng tâm dại bi vì các chúng sanh mà hiện cảnh giới như vậy, chứa họp những trang nghiêm như vậy.

GIẢNG: ở đây, ngài nói đến sự dụng tâm đại bi, nhưng trong ấy cũng có đại bát nhã. Kinh nói rõ rằng: “Vì các chúng sanh mà hiện cảnh giới như vậy,” tức là cõi của ngài Di Lặc hiện lên chỉ để độ chúng sanh mà thôi, hiện lên tùy theo những nghiệp lực chiêu cảm đồng thời ngài cũng phổ thần lực của ngài vào đó. Vì vậy, lâu các ấy cũng vừa là tâm, vừa là cõi.

KINH: Di Lặc đại Bồ Tát ở trong lâu các ấy…

GIẢNG: Vị thiện tri thức đồng tử này nói rằng ngài Di Lặc ở trong lâu các ấy, vì chính là ngài khởi từ tâm ra, “hóa hiện” để độ sanh, chúng ta đừng hiểu rằng lâu các này chỉ có trong tâm ý thôi đâu, nó vừa có trong tâm ngài vừa hiện ra ngoài y báo một lâu các thật rất đẹp đẽ trang nghiêm nữa, vì tất cả những gì trong tâm đều tương Ưng ảnh hiện ra ngoài. Nên chúng ta luôn luôn phải nhìn cả hai bên, đại bi và bát nhã, thần lực và nghiệp lực, y báo và chánh báov.v… Chúng sanh hay thường nghĩ rằng cảnh giới này là một thực tại khách quan, và khoa học cũng chưa thể hiểu nổi cái bí ẩn khách quan-chủ quan, mà ngay cả những triết gia lớn cũng chưa thể hiểu nổi. Nhưng đạo Phật nói rõ rằng, sở dĩ chúng ta có cái ảo tưởng khách quan là vì do “cộng nghiệp” tạo thành, và khi tu hành đến mức độ tột cao thì khách quan và chủ quan sẽ nhập làm một. Lúc đó, y báo-chánh báo sẽ là một, thân trở thành cõi, cõi trở thành thân v.v…

KINH: Di Lặc Đại Bồ Tát ở trong lâu các ấy để nhiếp thọ phụ mẫu quyến thuộc và nhơn dân làm cho họ được thành thục. Lại muốn cho những chúng sanh đồng thọ sanh, đồng tu hành  trong đại thừa được kiên cố. Lại muốn cho tất cả chúng sanh ấy, tùy bậc, tùy thiện căn, đều được thành tựu.

GIẢNG: Khi Bồ Tát tu bồ tát hạnh thì tạo một cõi độ tất cả phụ mẫu, quyến thuộc, chúng sanh đồng hạnh để cho thành thục.

KINH: Lại cũng muốn vì ngươi mà hiển thị môn Bồ Tát giải thoát, hiển thị Bồ Tát khắp tất cả chỗ thọ sanh tự tại, hiển thị Bồ Tát dùng nhiều thân hiện khắp nơi thường giáo hóa chúng sanh, hiển thị Bồ Tát dùng sức đại bi nhiếp tất cả tài sản thế gian mà chẳng nhàm, hiển thị tu đủ tất cả công hạnh biết rõ tất cả hạnh lìa các tướng, hiển thị Bồ Tát thọ sanh khắp nơi vì biết rõ tất cả sanh đều vô tướng.

Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào thật hành Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo… (bỏ một đoạn kinh). Này thiện nam tử, Di Lặc Bồ Tát thông đạt tất cả Bồ Tát hạnh, biết rõ tâm chúng sanh, thường hiện thân trước họ để giáo hóa điều phục.

GIẢNG: Chúng tôi xin nhắc lại lần nữa đây là xứ Hải Ngạn, tức là tột bờ mé của Vô cấu Thức, hay Bạch Tịnh Thức, vì vậy, ngài Di Lặc là … “Tổ” của Duy thức mà!

KINH: Di Lặc Bồ Tát đã viên mãn tất cả ba la mật, đã  tất cả bậc Bồ Tát, đã chứng tất cả Bồ Tát nhẫn, đã nhập tất cả Bồ Tát vị, đã được Phật thọ ký, đã du tất cả cảnh Bồ Tát, đă được thần lực của tất cả Phật, đã được đức Như Lai đem pháp thủy cam Ịộ nhất thiết trí quán đảnh. Này thiện nam tử, Di Lặc Bồ Tát có thể nhuận trạch thiện căn của ngươi..

GIẢNG: Nhuận trạch là đánh bóng ..

KINH: Có thể tăng trưởng tâm bồ đề của ngươi…

GIẢNG: Đoạn này nói về tâm bồ đề rất ghê gớm, mà tâm bồ đề là gì? Là tâm vô lượng, và kinh Hoa Nghiêm là kinh của vô lượng.

KINH: Có thể kiên cố trí của ngươi, có thể thêm pháp lành cho ngươi, có thể lớn căn Bồ Tát cho ngươi, có thể chỉ bày pháp vô ngại cho ngươi, có thể làm cho ngươi vào bậc Phổ Hiền, có thể nói nguyện Bồ Tát cho ngươi, có thể nói hạnh Phổ Hiền cho ngươi, có thể vì ngươi mà nói tất cả Bồ Tát hạnh nguyện làm thành công đức. Này thiện nam tử, ngươi chẳng nên tu một điều lành, chiếu một pháp, hành một hạnh, phát một nguyện, được một thọ ký, trụ một nhẫn mà cho là rốt ráo. Ngươi chớ nên đem tâm có hạn lượng mà thật hành lục độ, trụ nơi Phật địa, tịnh Phật độ, thờ thiện tri thức.

GIẢNG: Ngay cả thờ thiện tri thức cũng phải có tâm vô lượng, luôn nghĩ bậc đó là bậc vô lượng…

KINH: Tại sao vậy? Này thiện nam tử, vì Bồ Tát phải gieo vô lượng thiện căn, phải chứa vô lượng bồ đề cụ, phải tu vô lượng bồ đề nhơn, phải học vô lượng xảo hồi hướng…

GIẢNG: Xảo hồi hướng (hồi hướng khéo), hồi hướng có tự tha vô ngại, không hồi hướng riêng cho mình.

KINH: Phải giáo hóa vô lượng chúng sanh giới, phải biết vô lượng chúng sanh tâm, phải biết vô lượng chúng sanh căn, phải biết rõ vô lượng chúng sanh giải…

GIẢNG: Phần này, tôi đã giảng đi giảng lại nhiều lần ở đây rồi…, Vô lượng chúng sanh giải tức là lối hiểu của chúng sanh, mỗi chúng sanh hiểu một khác. Đoạn kinh này dài khoảng hai, ba trang toàn nói về sự vô lượng cả, nhưng chúng ta cũng nên nghe qua một ít cho biết…

KINH: Phải quán vô lượng chúng sanh hạnh, phải điều phục vô lượng chúng sanh, phải đoạn vô lượng phiền não, phải tịnh vô lượng nghiệp tập…, (bỏ một đoạn kinh), phải nhổ vô lượng tên độc khổ, phải cạn vô lượng biển ái dục, phải phá vô lượng tối vô minh, phải xô vô lượng núi ngã mạn.., phải qua khỏi vô lượng giòng hữu lậu, (tức là đến chỗ vô lậu), phải khô vô lượng biển thọ sanh…

GIẢNG: Tức là phải chịu vô lượng sự khổ thọ sanh, vị Bồ Tát ấy vào tất cả các biển thọ sanh, dù sanh làm cá, rùa, người, xúc sanh v.v… nhưng các ngài vẫn không chịu sự đau khổ thọ báo, vì các ngài thọ sanh không phải vì nghiệp lực mà là vì nguyện lực cứu độ chúng sanh.

KINH: Phải làm cho chúng sanh ra khỏi bùn lầy ngũ dục, phải khiến vô lượng chúng sanh lìa ngục tù tam giới, phải đặt vô lượng chúng sanh ở trong thánh đạo, phải tiêu diệt vố lượng hạnh tham dục, phải trừ sạch vô lượng ‘ hạnh sân hận, phải phá trừ vô lượng hạnh ngu si, phải siêu vô lượng lưới ma, phải lìa vô lượng nghiệp ma, phải rửa sạch Bồ Tát vô lượng dục lạc, phải tăng trưởng Bồ Tát vô lượng phương tiện, phải xuất sanh Bồ Tát vô lượng căn tăng thượng..

GIẢNG: Căn tăng thượng là làm tăng tất cả những hạnh lành.

KINH: Phải sáng sạch Bồ Tát vô lượng quyết định hải, (bỏ một đoạn kinh), phải khởi vô lượng sức định huệ, phải chữa vô lượng bệnh của chúng sanh, phải sắm sửa đồ cúng cam lồ, (cúng dường chư Phật), phải hiện thần lực phổ biến của Bồ Tát, phải tu vô lượng địa vị của Bồ Tát, phải thanh tịnh pháp môn của Bồ Tát, phải đồng với chư Bồ Tát trụ vô biên kiếp cúng dường chư lượng Phật nghiêm tịnh bất khả thuyết chư Phật độ, xuất sanh bất khả thuyết Bồ Tát nguyện v.v…

GIẢNG: Đại khái nói đến rất nhiều hạnh nguyện vô lượng mà Bồ Tát cần phải làm…

Đến đây cũng đã gần hết giờ rồi, tôi xin dành một chút thì giờ để vị nào có câu hỏi gì thì cứ hỏi.

HỎI: Tôi có nghe ông nói qua về con đường tu theo Mật, không biết rằng ai tu theo con đường ấy?

ĐÁP: Mật tông đầu tiên xuất phát từ Ấn Độ và Tây Tạng, cho đến ngày nay, cũng vẫn còn rất thịnh hành. Người dân Tây Tạng coi những vị Lạt Ma là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, nên quyền hành của một vị Lạt Ma rất lớn, truyền thuyết nói rằng, các vị Lạt Ma có thể tái sanh lại làm người để cứu độ chúng sanh.

HỎI: Ngoài Tây Tạng, thì bên Trung Hoa hay Việt Nam có Mật tông hay không?

ĐÁP: Có chứ! Ở Việt Nam, thời Lý, Trần rất nhiều người tu theo Mật Tông, còn bây giờ cũng ít dần, phần đông họ đều chuyển qua Tịnh Độ, vì pháp môn này vừa vi diệu, vừa dễ tu, căn cơ người nào tu cũng có được lợi lạc cả. Còn bên Trung Hoa cũng có Mật Tông, nhưng tôi không nhớ rõ những tông phái nào và người nào. Đại khái cũng có người tu Mật khắp nơi, không cứ gì Tây Tạng.

HỎI: Thưa ông, hai chị em chúng tôi có thắc mắc này. Hôm nay, ông giảng, tụng chú phải đúng âm giọng, thì mới nhập vào tầng sóng quang minh ấy, mới có thể hiện tướng lên thành vị thần đó được. Vậy thì nếu một người Việt tu theo Mật Tông, sau khi phiên âm qua nhiều lần, từ Tâỵ Tạng, qua Trung Hoa rồi lại phiên âm thêm một lần nữa qua tiếng Việt, thì âm không còn chính xác nữa thì làm sao có thể hòa vào âm thanh vi mật để hiện tướng lên được? Còn nếu niệm Phật thì dễ hơn, chỉ niệm Hồng Danh “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” cho dù âm thanh hơi khác, nhưng tâm thiết tha của người niệm thì có thể bắt được tần số quang minh dễ hơn chăng?

ĐÁP: Tụng chú yếu tố đầu tiên là phải có tâm chí thành, TIN CHẮC, còn âm thanh chỉ là thứ yếu thôi. Như câu chuyện tôi đã kể ở đây nhiều lần, có một vị sư trong thời kỹ kiết hạ, bỗng dưng nhớ đến mẹ già ở nhà, nên có ý định trở về thăm mẹ. về đến nhà thì thấy mẹ mình vẫn khỏe mạnh bình thường, bà cụ thấy con về vui mừng hớn hở, và khoe với con rằng, mẹ tụng chú giỏi lắm con ạ, mẹ có thể nấu cất… thành cơm được đấy! Vị sư nói, vậy mẹ tụng thử cho con nghe đi. Nghe mẹ tụng chú, vị sư thấy rằng mẹ mình tụng sai âm đi rất nhiều, ngài vội chữa lại, nhưng khi bà mẹ tụng theo âm đã chữa đúng thì nấu cát không thành cơm được nữa.

Sở dĩ tụng theo lối cũ mà nấu cát thành được cơm là vì có thể bà là một vị Bồ Tát thị hiện, tâm ngài lớn quá, ngài tụng vòng vèo thế nào cũng được. Thứ hai có thể là lòng tin của bà quá sâu chắc, nên chạm sâu vào trung tâm của biển tâm ấy. Còn chúng ta lại khác, tâm chúng ta rất kém cỏi, lại thô tháo, nghiệp chướng nặng nề, nên cần phải nhiều duyên hỗ trợ, vừa phải có tâm thành khẩn, vừa phải tụng sao cho tương đối đúng âm thanh, để thể nhập vào làn sóng âm thanh của chư Phật, và cùng phải chú tâm nữa.

HỎI: Chữ “A” haỵ chữ “Đa,” hai chữ nàỵ hết sức giống nhau, nếu sai một li là đi một dặm. Theo tiếng Tây Tạng, thì âm có khác, nhưng theo âm Việt lại sai đi rất nhiều. Khi âm vận bị biến đổi, có thể biến thành ra những âm thanh khác, những hình ảnh khác, vậy nếu tụng sai thì… thì… chắc là sai tít mù tắp chăng??

ĐÁP: Vì thế mới phải có thầy dạy là vậy, đâu có thể nào nhảy ào vào mà tu theo Mật được. Mật tông là một môn tu khó, vi mật ít có người theo nổi, lơ mơ là đi vào tà đạo ngay. Sở dĩ chúng ta tụng những chú rất phổ thông như Chú Đại Bi, Thập Chú hay Chú Thủ Lăng Nghiêm là vì quá nhiều người tụng, nguyện lực phổ vào đó rất nhiều rồi, cùng với thần lực của Chư Phật, nguyện lực của chư Đại Bồ Tát nên tụng có sai chút đỉnh vẫn được như thường, còn muốn đi theo Mật thì bắt buộc phải có thầy dạy đàng hoàng, không thể tu lung tung được.

Cần nhất là phải thành khẩn, chú tâm và đều đặn thì tốt nhất.

Còn vị nào cần hỏi điều gì nữa không?

Vậy xin tạm ngưng ở đây, hẹn quí vị kỳ sau.

Xin cảm ơn quí vị.


Comments

Popular posts from this blog