BÀI TỰA

VỀ VĂN “SÁM THẬP PHƯƠNG”

 



Thập phương Tam-thế Phật

A-Di-Đà đệ nhứt,

Cửu phẩm độ chúng-sanh

Oai-đức vô cùng cực,

Ngã kim đại quy-y.

Sám-hối tam nghiệp tội,

Phàm hữu chư phước thiện,

Chí tâm dụng hồi-hướng.

Nguyện đồng niệm Phật nhơn,

Cảm ứng tùy thời hiện,

Lâm chung Tây-phương cảnh,

Phân-minh tại mục tiền,

Kiến văn giai tinh tấn,

Đồng sanh Cực-lạc quốc,

Kiến Phật liễu sanh-tử,

Như Phật-độ nhứt-thiết,

Vô-biên phiền-não đoạn,

Vô-lượng pháp môn tu;

Thệ nguyện độ chúng-sanh,

Tổng giai thành Phật đạo;

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

 

Bài hồi hướng, “Thập phương” văn chữ Hán vốn là của ngài Đại Từ Bồ Tát soạn ra. Sau khi tụng Kinh cùng niệm Phật, tụng bài này cốt để đem bao nhiêu công đức tụng niệm đều hồi hướng cầu được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Tụng bài này phước đức lớn lắm nến từ xưa đến nay, ở nước Ta cũng như nước Tàu, trong các chốn thiền môn, luôn luôn dùng bài này phổ vào các thời khóa.

 

Nhứt giả lễ kính chư Phật,

Nhị giả xưng tán Như-Lai,

Tam giả quảng tu cúng-dường,

Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,

Ngũ giả tùy-hỉ công-đức,

Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,

Thất giả thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả thường tùy Phật học,

Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,

Thập giả phổ giai hồi-hướng.

 

Còn từ “nhứt giả” đến “thập giả”, là mười điều nguyện rút ra trong phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” của Kinh Hoa Nghiêm. Trong Kinh mỗi một nguyện ngài Phổ Hiền Bồ Tát vì ngàị Thiện Tài Đồng Tử và chúng hội Bồ Tát mà giảng giải rất rộng, 10 câu là những câu tổng nêu về mỗi nguyện thôi.


Phàm tụng văn hồi hướng, cần nhứt người tụng phải hiểu rõ nghĩa lý trong văn, vì có hiểu thời chỗ hồi hướng phát nguyện mới thiết thực, tâm quán tưởng mới xác thật, công đức mới tăng trưởng. Nếu tụng mà không hiểu chi hết, thời hồi hướng đỏ là hồi-hưởng về đâu ? Phát nguyện đó là phát những gì và như thể nào ? Thành ra chỉ có tụng theo lệ suông thôi, chắc khó thành tựu công đức được.


Vì lẽ trên đây, nên tôi không quản tài sơ văn vụng phỏng theo nguyên văn và y cứ nơi nghĩa trong Kinh mà dịch cả hai bài ra Quốc văn. Dịch xong lại còn ngại vì trong sám văn có nhiều nghĩa sâu ẩn, khuất khúc, nên viết thêm đoạn thích nghĩa sau đây để giải rõ bổn Quốc văn, ngõ hầu khi tụng đến, tụng chữ hiểu nghĩa, câm và lý tương ứng khi hiệp, lâu lâu tinh thuần, thiện căn công đức chắc chắn là vô cùng vô tận vậy.

HÂN TỊNH TỲ KHEO

Cẩn Chí


Thập phương Tam-thế Phật


Trong khoảng không gian vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta Bà của Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật mà chúng ta hiện ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta Bà ra còn có vô biên thế giới khác. Phàm hễ có một thế giới thời có một Đức Phật làm Giáo chủ, thế giới đã có vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới) có vô lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ vị lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói :

 "Mười phương chư Phật ba đời".


A-Di-Đà đệ nhứt,


Trong vô lượng chư Phật ở mười phương ba đời đó, suy ra thời "Đức Phật A Di Đà là bậc nhứt".


Về Phật quả thời Phật đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện toàn, công đức của chư Phật đã đồng sao lại nói Phật A Di Đà là bậc nhứt ?. Đây nói bậc nhứt là cứ nơi ứng Hóa thân của Phật mà so sánh thôi, chớ không phải nói đến Pháp thân và Báo thân, về Pháp thân và Báo thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng Hóa thân là những thân vì chúng sanh cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa của chư Phật cũng tùy đó mà sai khác, lại sự sai khác dó cũng do vì bổn nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ Tát không đồng nhau vậy.


về sự thù thắng nơi ứng thân của Đức Phật A Di Đà lược kể về phần đại khái thời có bốn điều :


A. – Quang minh thường chiếu suốt các cõi nước ở mười phương không bị che ngăn, như trong Kinh Tiểu Bổn A Di Đà nói : “Quang minh của Đức Phật đó vô lượng, chiếu các cõi nước ở mười phương không bị chướng ngại nên hiệu A Di Đà”. Trong Kinh Đại Bổn A Di Đà nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật mà quang minh có hạn lượng, ít nhứt là chẳng soi suốt trăm nghìn ức na do tha cõi nước của chư Phật, thời Ta nguyện không chứng quả Chánh giác”, (điều nguyên thứ 12 trong 48 điều nguyện).


Còn quang minh nơi ứng thân của chư Phật, phần nhiều có hạn lượng, hoặc chiếu một do tuần, 10 do tuần, 100, 1000,… do tuần, hoặc chiếu 1 thế giới, 10, 100, 1000,… thế giới. Như quang minh nơi ứng thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ chiếu có 1 tầm !


Vì quang minh vô lượng nên Đức Phật A Di Đà có 12 biệt hiệu như trong Đại Bổn Kinh : 1. Vô Lượng Quang. 2. Vô Biền Quang. 3. Vò Ngại Quang. 4. Vô Đối Quang. 5. Viêm Vương Quang (có chỗ để Diệm Vương Quang). 6. Thanh Tịnh Quang. 7. Hoan Hỷ Quang. 8. Trí Huệ Quang. 9. Nan Tư Quang. 10. Bất Đoạn Quang. 11. Vô Xứng Quang. 12. Siêu Nhựt Nguyệt Quang.


Do đây nên về quang minh thường nơi ứng thân, thời Đức A Di Đà được phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.


B. Thọ mạng ứng hiện ra đời của chư Phật phần nhiều đều có hạn lượng : hoặc 100 tuổi, 1.000 tuổi… hoặc 1 kiếp, 10 kiếp, 100 kiếp, 1.000 kiếp… như Đức Phật Thích Ca ở đời chỉ có 80 năm.


Còn về ứng thân của Đức Phật A Di Đà, thọ mạng vô lượng. Trong Tiểu Bổn Kinh nói: “Đức Phật đó sống lâu vô lượng vô biên vô số’ kiếp, nên hiệu là A Di Đà”. Điều nguyện thứ 13 trong Đại Bổn Kinh nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật mà thọ mạng có hạn lượng, ít nhứt không được trăm nghìn ức na do tha kiếp đó, thời Ta nguyện không chúng quả Chánh giác”. Nên Đức Phật A Di Đà cùng hiệu là Vô Lượng Thọ Phật.


Đây là thọ mạng của Đức Phật A Di Đà có phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.


C. Về phần đồng cư nơi Cực Lạc, là cõi nước của Đức Phật A Di Đà cực kỳ trang nghiêm, thuần vui thanh tịnh, tuyệt không có mảy may khổ não, như trong Đại Bổn Kinh, Tiểu Bổn Kinh và Quán Kinh đã rộng thuật.


Lai trong bộ Yếu Giải nói: “Cực Lạc đồng cư, tứ độ viên dung: thọ lạc viên dung – Ở nơi đồng cư độ (cõi phàm) mà viên kiến cả ba bộ trên (3 cõi Thánh : Phương Tiện độ, Thật Báo độ, Thường Tịch Quang độ – cõi trước là cõi của Nhị thừa Thánh nhơn, kế là cõi của đại Bồ Tát, sau rốt là cõi của Đức Phật).


Chứ so với các cõi khác, như Ta Bà chẳng hạn, nơi chúng ta đồng sống đây chính là Đồng Cư độ của cõi Ta Bà vậy thời lại đủ thứ uế nhơ, nào tam khổ, bát vô lượng đều khổ sở ngũ trược… lại hạng phàm phu không thể dự phần nơi cảnh Thánh.
Đây là cõi Đức Phật A Di Đà, về phần Đồng Cư độ có phần đặc biệt trong các cõi nước ở mười phương vậy.


D. -Nhân dân trong nước của Đúc Phật A Di Đà dầu là phàm, nhưng cũng đều trụ bậc “Bất thối chuyển”, nghĩa là ở vào địa vị thẳng mải đến thành Phật, không còn ngưng trệ lui sụt. Nói chi các bậc Thánh ! Trong hàng Thánh của nước Cực Lạc, cứ về bậc “Nhất sanh bổ xứ Đồ Tát” như ngài Quán Âm, Thế Chí, hay như là Di Lặc, số nhiều vô hạn, huống là bậc Thập địa, Địa tiền cùng Thanh Văn Duyên Giác ! -Trong Tiểu Bổn Kinh nói : “Nơi nước Cực Lạc, chứng sanh nào sanh về đó đều là bậc Bất thối chuyển. A La Hán và Bồ Tát đều đồng vô lượng vô biên, không thể tính đếm mà biết được, chỉ có thể gượng nói vô lượng vô biên vô số thôi”.


Bậc Thánh trong cõi khác hoặc là có số hạn, như cõi Ta Bà có 62 ức hằng hà sa vị Bồ Tát..


Lại nhân dân nơi Cực Lạc tuổi thọ đồng với Phật, nghĩa là vô lượng, như Tiểu Bổn Kinh nói : “Thọ mạng của Đức Phật đó và thọ mạng của nhân dân của Ngài, vô lượng, vô biên, vô số kiếp”.


Đấy là nhân dân, La Hán, Bồ Tát của Đức Phật A Di Đà có phần đặc thắng trong các cõi nước mười phương vậy.


Vì những phần đặc thắng trên đây, nên trong văn nói :

Mười phương chư Phật ba đời, Di Đà bậc nhứt


Đối với chúng sanh, Đức Phật A Di Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhứt là đã nêu bày trong 48 điều nguyện của Ngài: những nguyện độ khắp Thánh phàm trong mười phương ! Lại trong Quán Kinh có câu: “Phật tâm đó là lòng đại từ bi vậy dùng Vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh”. Kinh lại nói : “Đức Vô Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều cố 84.000 tùy hình hảo, trong mỗi hình hảo lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi nước ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ”.


Đức Phật A Di Đà có lòng từ, nguyện lớn, phóng quang minh tiếp độ chúng sanh không lìa bỏ, nên trong văn nói:


Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh.


Cửu phẩm độ chúng-sanh


Do nguyện lực của Đức Phật A Di Đà, nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của Ngài đều từ trong hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà cho thân hình. Đó gọi là “Liên hoa thanh tịnh hóa sanh”, cũng có câu “Liên hoa vi phụ mẫu”. Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái chia làm 9 phẩm:

1. Thượng phẩm thượng sanh.
2. Thượng phẩm trung sanh.

3. Thượng phẩm hạ sanh (ba phẩm này thuộc bậc Đại thừa Bồ Tát).

4. Trung phẩm thượng sanh.

5. Trung phẩm trung sanh (2 phẩm đây thuộc hàng Nhị thừa Thánh nhơn).

6. Trung phẩm hạ sanh (1 phẩm đây thuộc hàng có công đức lành ở đời).

 7. Hạ phẩm thượng sanh.

8. Hạ phẩm trung sanh.

9. Hạ phẩm hạ sanh (3 phẩm này thuộc về hạng người tạo ác nghiệp).

Cứ nơi chín phẩm trên đây, thời thấy rằng từ bậc Đại thừa Bồ Tát, Nhị thừa Thánh nhơn, người lành tốt trong đời cho đến kẻ tạo ác nghiệp, phạm ngũ nghịch thập ác v.v… mà có gia công niệm Phật, thời đều được vãng sanh về cõi Cực Lạc cả (trừ người hủy báng Tam Bảo).


Đức Phật A Di Đà sẵn đức từ bi nguyện lực, dùng chín phẩm liên hoa báu để chờ tiếp dẫn chúng sanh nào muốn sanh về nước của Ngài; nên trong văn nói :


Sen vàng chín phẩm sẵn dành.


Oai-đức vô cùng cực,


Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng sanh khắp mười phương, đó là “oai lực”. Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Đây là “linh thông”


Tâm của Phật không phút nào quên chúng sanh, như cha mẹ hiền nhớ còn thương con. Lại không công đức nào mà Phật không hoàn mãn đây là “đức lành”. Như Tiểu Bổn Kinh nói: “Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nghe nói đến Đức Phật. A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, chấp trì danh hiệu nhứt tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, Đức Phật A Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người lúc chết tâm hồn không điên đảo, liền đặng vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”. Kinh Lăng Nghiêm có câu : “Các Đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ cọn”. Lại có câu : “Người nào niệm danh hiệu Phật, thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho. các sự tai vạ tà ma, quỷ quái không đến gần được”.


Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức dày của Phật lại vô cực nên văn nói:


Oai linh đức cả đã dành vô biên.


Từ đây nhẫn lên là giải một đoạn 4 câu kệ về phần tán thán công đức của Phật:


Mười phương chư Phật ba đời.
Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh.
Sen vàng chín phẩm sẵn dành.
Oai linh đức cả đã dành vô biên.


Ngã kim đại quy-y.

Sám-hối tam nghiệp tội,

Phàm hữu chư phước thiện,

Chí tâm dụng hồi-hướng.

Nguyện đồng niệm Phật nhơn,

Cảm ứng tùy thời hiện,

Lâm chung Tây-phương cảnh,

Phân-minh tại mục tiền,

Kiến văn giai tinh tấn,

Đồng sanh Cực-lạc quốc,

Kiến Phật liễu sanh-tử,

Như Phật-độ nhứt-thiết,

Vô-biên phiền-não đoạn,

Vô-lượng pháp môn tu;

Thệ nguyện độ chúng-sanh,

Tổng giai thành Phật đạo;

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,

Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

Comments

Popular posts from this blog